Vận chuyển chủ động qua màng

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 34)

4. SỰ VẬN CHUYỂN CHẤT QUA MÀNG

4.2. Vận chuyển chủ động qua màng

a. Đặc điểm

- Nhất thiết phải có không gian protein vận tải, còn gọi là vận tải viên, hoặc cái bơm của tế bào.

- Cần tiêu năng lượng.

- Có thể đi ngược gradient nồng độ hoặc điện thế. - Thường chỉ theo một chiều.

b. Bơm Na/K

Nồng độ Na+ nội bào thấp hơn nhiều so với ngoại bào, còn K+ nội bào cao hơn ngoại bào (10-20 lần). Sự chênh lệch này được duy trì thường xuyên bởi phức hợp protein gọi là bơm Na+/K+ - ATPase nằm trên màng bào tương. Ðây là protein xuyên màng có tâm gắn K+ phía ngoại bào và các tâm gắn Na+ phía nội bào , tâm ATPase phía nội bào. Mỗi ATP bị phân hủy bơm được 3 Na+ ra và 2 K+ vào. Quá trình bơm Na+/ K+ ngược chiều gradient nồng độ và thủy phân ATP luôn luôn song hành với nhau, và có thể bị ức chế bởi ouabain khi hoá chất này có mặt ở dịch ngoại bào.

c. Bơm Ca2+

Protein vận tải là Ca2+ATPase, là protein của LNSC nhẵn của tế bào cơ và trên màng tế bào hồng cầu. Ở tế hồng cầu, Ca2+ATPase đẩy Ca2+ ra khỏi hồng cầu. Ở tế bào cơ, Ca2+ATPase bơm Ca2+ vào LNSC nhẵn thì cơ duỗi, khi bơm trả lại Ca2+ cho tế bào chất thì cơ co. Ca2+ATPase cần Mg2+ để hoạt động.

d. Bơm proton (H+)

Bơm H+ là hệ thống vận chuyển proton phụ thuộc ATP. Gặp ở màng tiêu thể phụ trách việc duy trì độ pH acid của tiêu thể bằng cách bơm H+ vào tiêu thể. Gặp ở màng thylacoid của lục lạp phụ trách tạo một gradient điện hóa giữa hai phía của màng thylacoid do sự chênh lệch lớn về ion H+.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)