6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Đánh giá chung thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An
2.3.1. Kết quả đạt được
Căn cứ vào các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc trình bày trên, doanh số bảo lãnh tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hòa chung không khí thi đua toàn hệ thống ngân hàng trong cả nƣớc, Vietcombank Long An đã góp phần khẳng định vị trí của mình trong việc thúc đẩy các giao dịch trong và ngoài nƣớc phát triển, hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, giúp họ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ m rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu.
Một mặt phát triển doanh số, một mặt nâng cao chất lƣợng hoạt động bảo lãnh, kinh doanh trên cơ s lợi nhuận và an toàn... Tiêu chí đó đã giúp Vietcombank Long An không những kinh doanh hiệu quả mà còn củng cố uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng. Ngân hàng đã đạt đƣợc những kết quả trên là do:
- Do thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lƣợng bảo lãnh cũng nhƣ coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra giám sát qúa trình hoàn thành hợp đồng của khách hàng. Trƣớc khi quyết định bảo lãnh, các cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định hồ sơ bảo lãnh, đồng thời yêu cầu khách hàng phải đảm bảo nhƣ cầm cố, thế chấp tài sản, ký quỹ 100%.
- Sau khi quyết định bảo lãnh, các cán bộ tín dụng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hợp đồng.
- Những món bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện giúp khách hàng rất nhiều trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều dự án xây dựng quan trọng đã đƣợc hoàn thành tốt, đúng thời hạn. Nhiều doanh nghiệp đã vay đƣợc vốn nƣớc ngoài, m rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi có sự bảo lãnh của ngân hàng. Tất cả điều đó giúp cho hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đạt đƣợc chất lƣợng cao.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại
Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng vẫn chƣa thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Hiện nay tại ngân hàng đã thực hiện tất cả các loại bảo lãnh mà trong quy chế bảo lãnh đã ban hành. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện thêm một số loại bảo
lãnh mới song thực tế nhu cầu bảo lãnh của khách hàng rất đa dạng và ngày càng tăng. Nhƣng do gặp khó khăn trong quá trình thực hiện bảo lãnh đã hạn chế việc ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, hiện nay có những nhu cầu bảo lãnh còn khá mới lạ không những đối với ngân hàng mà còn với nhiều ngân hàng khác. Nên ngân hàng đã gặp không ít khó khăn do chƣa có quy chế nào quy định rõ, khiến ngân hàng chƣa thể sử dụng loại hình đó.
Chưa cân đối về cơ cấu bảo lãnh. Sau khi xem xét cơ cấu bảo lãnh theo các đối tƣợng khác nhau, ta thấy rằng tại ngân hàng có sự mất cân đối không chỉ giữa các loại bảo lãnh mà còn giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh, giữa bảo lãnh trong xây lắp và trong thƣơng mại. Trong cơ cấu bảo lãnh theo loại hình, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Trong khi hai loại bảo lãnh này lại tiềm ẩn số lƣợng khách hàng rất lớn. Bên cạnh đó là sự chƣa cân đối giữa các đối tƣợng khách hàng. Đây là do bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có độ rủi ro cao, do truyền thống hoạt động tại ngân hàng vẫn ƣu tiên cho doanh nghiệp quốc doanh hơn. Song thực tế hiện nay, không phủ nhận có những công ty cổ phần, công ty TNHH làm ăn rất hiệu quả, số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng. Họ có mối quan hệ làm ăn rất rộng với rất nhiều đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài. Do đó, ngân hàng cũng phải chú trọng hơn tới thành phần kinh tế này. Giữa bảo lãnh trong xây lắp và trong các lĩnh vực kinh doanh khác có sự chƣa cân đối khá lớn. Nhƣ phân tích thực trạng, bảo lãnh trong lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm trên dƣới 5% tổng số doanh số bảo lãnh trong khi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng trong lĩnh vự này ngày càng tăng lên. Nhất là khi quan hệ thanh toán giữ các doanh nghiệp ngày càng rộng và giá trị giao dịch ngày càng lớn thì đây chính là một thị trƣờng có tiềm năng không phải nhỏ mà ngân hàng cần phải biết khai thác.
Cơ cấu về phí bảo lãnh vẫn chưa hoàn thiện. Do có sự thay đổi mới đây của NHNN, mức phí bảo lãnh đã đƣợc điều chỉnh tăng. Trƣớc đây, mức phí bảo lãnh là 1% thì nay quy định mức phí tối đa không quá 2% tính trên số tiền còn đang đƣợc bảo lãnh của khoản bảo lãnh và tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng mà giám đốc ra quyết định mức phí bảo lãnh là bao nhiêu. Song hoạt động bảo lãnh cũng giống nhƣ hoạt động tín dụng, chứa đựng trong nó những rủi ro nhất định. Do đó mức phí này vẫn không thể bù dắp rủi ro cho ngân hàng bảo lãnh, đặc biệt là đối với
bảo lãnh m L/C bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trƣớc. Chi phí mà ngân hàng bỏ ra khi thực hiện một món bảo lãnh nhƣ bảo lãnh L/C không phải là nhỏ. Vì vậy đây đƣợc coi là một bất lợi đối với ngân hàng.
Còn sai sót trong quá trình theo dõi các món bảo lãnh. Trong quá trình thực hiện một món bảo lãnh, các cán bộ tín dụng không phải lập sổ theo dõi bắt buộc nên sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh có một số cán bộ tín dụng theo dõi bảo lãnh không chặt chẽ dẫn đến một vài món bảo lãnh đã phát hành nhƣng chƣa chuyển đến phòng kế toán qua mạng. Kết quả là kế toán chƣa nhập ngoại bảng, ảnh hƣ ng đến việc thu phí khách hàng sau đó.
Một số trường hợp thời gian thực hiện bảo lãnh còn chưa đạt tiêu chuẩn. Mặc dù các cán bộ tín dụng đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về thời gian song có trƣờng hợp khách hàng vẫn phàn nàn do chờ đợi lâu để thực hiện song một món bảo lãnh. Đây có thể do một số món bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, các cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định bảo lãnh. Mà quy trình bảo lãnh đôi khi còn phức tạp gây phiền hà cho khách hàng. Mặt khác việc thảo thƣ phát hành bảo lãnh còn gặp khó khăn do đó các cán bộ tín dụng lại mất thời gian chỉnh sửa lại mẫu thƣ sao cho phù hợp với từng hợp đồng đã làm kéo dài thời gian thực hiện một món bảo lãnh. Những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank Long An hiện nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để. Đó là do có những nguyên nhân chủ yếu khiến ngân hàng gặp khó khăn khi giải quyết những hạn chế trên.
2.3.3. Nguyên nhân của những han chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Hiện nay, Vietcombank Long An đang hoạt động dƣới sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ thống các luật, văn bản dƣới luật của chính phủ và NHNN ban hành. So với trƣớc đây thì hệ thống các văn bản này đã có những thay đổi hợp l hơn, tạo điều kiện hơn cho ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp hoạt động song nó vẫn chƣa thực sự m ra những hành lang pháp lý thực sự thông thoáng và hợp lý. Do vậy, hệ thống các văn bản này vẫn cần phải có sự bổ sung, điều chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng ra đời chƣa lâu, do đó các văn bản luật, dƣới luật quy định về nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chƣa thống nhất. Cho đến hiện giờ vẫn chƣa có
luật hay nghị định về bảo lãnh ngân hàng. Do đó khi đƣa các văn bản luật này vào thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, kinh nghiệm và thói quen, các ngân hàng sẽ cụ thể hoá các văn bản. Vì thế khi thực hiện một số loại hình bảo lãnh nhƣ bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài, phía ngân hàng sẽ phải tham khảo thêm các thông lệ chung để đƣa ra các điều khoản trong hợp đồng và khi mối quan hệ bảo lãnh vƣợt ra khỏi phạm vi một quốc gia thì việc giải quyết các tranh chấp sẽ khó khăn. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật vẫn chƣa bổ sung thêm các loại hình bảo lãnh mới mà nhu cầu về chúng đang ngày càng tăng nhƣ bảo lãnh nộp thuế. NHNN Việt Nam vẫn chƣa chính thức thừa nhận cho phép sử dụng các nghiệp vụ bảo lãnh này. Điều này khiến ngân hàng dè dặt khi đƣa ra một sản phẩm mới. Mức phí mà NHNN quy định vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm đòi hỏi phải có sự thay đổi thích đáng. Mức phí tối đa do NHNN quy định chƣa đảm bảo cho ngân hàng cân đối giữa doanh thu đƣợc với chi phí mà họ bỏ ra nhất là với bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài.
Cơ chế hoạt động bảo lãnh vẫn còn phức tạp. Doanh nghiệp tìm đến ngân hàng xin bảo lãnh phải tuân theo những thủ tục rƣờm rà, mất khá nhiều thời gian. Khi đƣợc chấp nhận bảo lãnh, thƣơng vụ kết thúc, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những thủ tục phiền hà trong việc xử lý tài sản thế chấp và giải toả bảo lãnh. Mặc dù hiện nay công nghệ ngân hàng cũng đang đƣợc nâng lên đáng kể nhƣng vẫn còn phiền hà gây tâm lý ngại ngần cho các doanh nghiệp mỗi khi họ cần đến ngân hàng, b i thế rất có thể những thủ tục ấy khiến các doanh nghiệp mất khả năng đầu tƣ và cạnh tranh với đối thủ khác. Điều này rõ ràng không có lợi cho doanh nghiệp và cả ngân hàng nhƣng khắc phục nó không phải một sớm một chiều. Ngân hàng cần quan tâm cải thiện vấn đề này, đặc biệt là những doanh nghiệp xin bảo lãnh với mức nhỏ, cần có thủ tục linh hoạt hơn giúp họ nhanh chóng có đủ nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt.
Trình độ và năng lực quản lý của các DN còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trình độ và năng lực quản lý còn thấp. Điều này không những ảnh hƣ ng tới công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣ ng tới quá trình doanh nghiệp đến xin bảo lãnh. Trƣớc hết, do trình độ quản lý còn yếu kém nên các doanh nghiệp thƣờng không nắm chắc các quy định về bảo lãnh nhƣ yêu cầu về hồ sơ xin bảo lãnh, tài sản đảm bảo khiến cho ngân hàng mất
nhiều thời gian để xem xét liệu đã đủ điều kiện thực hiện món bảo lãnh chƣa. Chính điều này đã làm ảnh hƣ ng tới hoạt động của bản thân doanh nghiệp do mất nhiều thời gian. Nếu ngân hàng xem xét qua loa thì có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp mới thƣờng không có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. Với những doanh nghiệp nhà nƣớc, phần lớn nằm trong tình trạng lạc hậu, khó thanh khoản, nhiều tài sản nhƣ công xƣ ng, đất đai lại thuộc quyền s hữu của nhà nƣớc nên khó khăn trong việc thanh lý. Trong khi khách hàng mới thƣờng phải ký quỹ hoặc thế chấp 100%. Các tài sản này thuộc quyền s hữu của doanh nghiệp nên vấn đề thanh lý là không khó khăn nhiều. Nhƣng với món bảo lãnh có giá trị lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản thế chấp có giá trị tƣơng đƣơng. Vì thế làm mất cơ hội kinh doanh của cả doanh nghiệp và ngân hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Công nghệ thông tin, các trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở hạ tầng còn chưa hợp lý. Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện từng bƣớc việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng, nhƣ nối mạng nội bộ giữa các phòng ban... giúp cho việc kiểm tra tình hình công nợ của khách hàng hay cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin của khách hàng trên mạng interne. Nhƣng do chƣa đầu tƣ thích đáng nên để thu thập thông tin một cách nhanh chóng vẫn còn gặp khó khăn. Công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy việc đối chiếu giữa các khâu không đƣợc nhanh gọn làm mất nhiều thời gian. Muốn thu hút đƣợc khách hàng thì chất lƣợng sản phẩm cung ứng phải tốt song đôi khi cơ s hạ tầng, trang thiết bị cũng ảnh hƣ ng tới tâm lý của khách hàng. Một cơ s hạ tầng hiện đại tạo tâm l tin tƣ ng đối với khách hàng. Hiện nay, cơ s hạ tầng và trang thiết bị tại ngân hàng vẫn còn chƣa hợp lý.
Việc thu thập và xử lý thông tin về khách hàng cón gặp nhiều khó khăn. Ngày nay việc thu thập thông tin đã đƣợc hỗ trợ rất nhiều từ các phƣơng tiện máy móc hay từ các trung tâm lƣu giữ thông tin nhƣng để có đƣợc thông tin quan trọng và chính xác, cán bộ tín dụng còn gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ: Trong nhiều trƣờng hợp khi doanh nghiệp nộp đầy đủ các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của ngân hàng thì cũng không chắc chắn đƣợc rằng những giấy tờ đó có đảm bảo đƣợc tính chân thực hay không. Trong trƣờng hợp liên quan đến tài sản thế chấp cán bộ tín dụng khó có thể
biết đƣợc rằng tài sản thế chấp đó doanh nghiệp đã dùng để làm tài sản đảm bảo cho các giao dịch trƣớc đó tại những ngân hàng khác không.
Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn chưa hoàn thiện. Cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện nghiệp vụ cho vay thông thƣờng kiêm luôn cả nghiệp vụ bảo lãnh. Bên cạnh những ƣu điểm là họ hiểu đƣợc khách hàng và nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣng họ không có đủ thời gian để chuyên tâm nghiên cứu sâu về cách thức giải quyết những nhân tố phát sinh trong bảo lãnh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chƣơng 2, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank Long An trong giai đoạn 2017 - 2019; đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng này là cơ s cho những đề xuất giải pháp và kiến nghị cụ thể trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
HƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam – Chi nhánh Long An
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam (VCB) đã đƣợc Tạp chí International Finance Publications vinh danh với 2 giải thƣ ng “Best Credit Card, Vietnam 2018 – Dịch vụ Thẻ tín dụng Tốt nhất Việt Nam 2018” và “Best Card Payment Service POS/ATM, Vietnam 2018 - Dịch vụ thanh toán thẻ POS/ATM tốt nhất Việt Nam 2018”, vì những thành tựu VCB đạt đƣợc trong dịch vụ Thẻ và Thanh toán Thẻ năm 2018. Nhƣ vậy với những nỗ lực mang đến cho khách hàng những tiện ích thanh toán vƣợt trội, sản phẩm đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ những ƣu đãi hấp dẫn trong các lĩnh vực nhƣ ẩm thực, du lịch, khách sạn, mua sắm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp…Vietcombank đã đƣợc Tạp chí Tài chính uy tín hàng đầu thế giới vinh danh giải thƣ ng thẻ và dịch vụ thanh toán thẻ. Mục tiêu sắp tới về trọng tâm, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025: Hoàn thiện thể chế; Hoạch định chiến lƣợc; Nâng