Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 25 - 32)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.5. Phân loại bảo lãnh ngân hàng

1.2.5.1. Căn cứ vào hình thức phát hành

Bảo lãnh trực tiếp: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cam kết và chịu trách nhiệm trực tiếp với bên nhận bảo lãnh về cam kết của mình. Bảo lãnh trực tiếp có thể thông báo thông qua ngân hàng phát hành. Bảo lãnh trực tiếp còn có tên gọi khác là bảo lãnh ba bên. Bảo lãnh trực tiếp ngân hàng bảo lãnh phát hành trực tiếp cho ngƣời thụ hƣ ng. Ngƣời đƣợc bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh với các điều kiện và thời hạn đƣợc quy định trong hợp đồng, đồng thời cam kết sẽ hoàn lại cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Sau khi xem xét nếu ngân hàng đồng ý sẽ ký phát hành một bảo lãnh. Ta có mô hình nhƣ sau:

Trong đó:

(1) Là thoả thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh. Bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh k kết hợp đồng.

(2) Bên đƣợc bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một bảo lãnh ngân hàng.

(3) Ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thƣ bảo lãnh cho ngƣời thụ hƣ ng thông qua ngân hàng thông báo.

(4) Ngân hàng thông báo bảo lãnh sẽ kiểm tra tính trung thực và thông báo lại cho bên nhận bảo lãnh.

(5) Ngân hàng phát hành thực hiện việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng của bên đƣợc bảo lãnh.

Về nguyên tắc, ngân hàng phát hành có thể gửi thƣ bảo lãnh trực tiếp cho ngƣời thụ hƣ ng. Trên thực tế bảo lãnh trực tiếp thƣờng có sự tham gia của ngân hàng thông báo tại nƣớc của ngƣời thụ hƣ ng. Ngân hàng thông báo thƣờng là ngân hàng của ngƣời thụ hƣ ng và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo sẽ giúp ngƣời hƣ ng xác nhận tính chân thực của thƣ bảo lãnh nhận đƣợc. Tuy nhiên, vai trò của ngân hàng thông báo chỉ đơn thuần là kiểm tra tính chân thực và chuyển giao bảo lãnh cho ngƣời hƣ ng. Ngƣợc lại, khi ngƣời hƣ ng đòi tiền theo thƣ bảo lãnh, ngân hàng thông báo sẽ giúp ngân hàng phát hành kiểm tra tƣ cách pháp l của ngƣời đòi tiền. Tóm lại, ngân hàng thông báo chỉ tham gia dƣới góc độ “kỹ thuật nghiệp vụ” mà không có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bảo lãnh. Chính vì vậy dù

NH phát hành bảo lãnh NH thông báo Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (2) (3) (1) (4) (5)

có thêm sự tham gia của ngân hàng thông báo, bảo lãnh trực tiếp vẫn đƣợc gọi là bảo lãnh ba bên.

Bảo lãnh gián tiếp: Bảo lãnh gián tiếp còn đƣợc gọi là bảo lãnh bốn bên.

Ta có mô hình sau:

Trong đó:

(1) Bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng.

(2) Bên đƣợc bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình yêu cầu một ngân hàng khác tại quốc gia của bên nhận bảo lãnh phát hành bảo lãnh.

(3) Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. (4) Ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

Sau khi ngân hàng phát hành thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng bảo lãnh đối ứng hoàn trả lại số tiền mà họ đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh và ngân hàng phát hành đối ứng yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh phải hoàn trả số tiền bảo lãnh.

Bảo lãnh đƣợc xác nhận: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng đƣợc xác nhận bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc xác nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đƣợc xác nhận bảo lãnh.

NH phát hành bảo lãnh đối ứng

NH phát hành

bảo lãnh

Bên đƣợc bảo lãnh (1) Bên nhận bảo lãnh

(2)

(3)

Đồng bảo lãnh: Là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ

của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối. [1]

1.2.5.2. Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành về việc bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã k kết. Trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

Bảo lãnh thanh toán: Là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận

bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Bảo lãnh dự thầu: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trƣờng hợp khách hàng phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cam kết.

Bảo lãnh giao hàng: Đảm bảo việc nhận hàng mà không có vận đơn gốc của bên đƣợc bảo lãnh. Bên bảo lãnh cam kết bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh mọi tổn thất phát sinh do việc giao hàng không vận đơn gốc.

Bảo lãnh chất lƣợng công trình: Trong xây dựng cơ bản khi nhà thầu bàn giao

công trình hoặc khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành, chủ đầu tƣ sẽ giữ lại một tỷ lệ phần trăm nhất định số tiền phải thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo chất lƣợng công trình. Thay vào số tiền đó chủ đầu tƣ có thể yêu cầu một bảo lãnh chất lƣợng công trình.

Bảo lãnh bảo hành: Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên đƣợc

bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Loại bảo lãnh này thƣờng đƣợc sử dụng khi mua bán, lắp đặt máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất.

Bảo lãnh hải quan: Khi hàng hoá thuộc diện tạm nhập tái xuất nhƣ nhập để dự

hội chợ, triển lãm, nhà thầu nhập máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp. Bên nhập khẩu phải tạm nộp thuế nhập khẩu và đƣợc hoàn lại khi tái xuất. Bên nhập khẩu có thể không nộp thuế nhập khẩu và sử dụng bảo lãnh hải quan để đảm bảo việc tái xuất này.

Bảo lãnh vay vốn: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn.

Bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành về việc đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lƣợng của sản phẩm theo hợp đồng đã k kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trƣờng hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lƣợng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng

phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trƣớc của khách hàng theo hợp đồng đã k kết với bên nhận bảo lãnh. Trƣờng hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trƣớc nhƣng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trƣớc cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trƣớc cho bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng: Là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho một tổ chức tín dụng khác về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh giáp lƣng: Trong thƣơng mại quốc tế, hàng hoá có thể phải qua nhiều

khâu trung gian trƣớc khi đến ngƣời mua cuối cùng. Trong mỗi khâu, nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng có thể đƣợc bảo đảm bằng một bảo lãnh riêng biệt.

Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng

Ngƣời bán đầu tiên

Trung gian Ngƣời mua / Ngƣời bán

Ngƣời mua cuối cùng Trung gian

Hoặc

1.2.5.3. Căn cứ vào tính chất bảo lãnh

Bảo lãnh truyền thống: Trong bảo lãnh truyền thống, bên bảo lãnh chỉ thanh toán khi có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên hƣ ng và có thiệt hại thực tế phát sinh. Bên thụ hƣ ng có nghĩa vụ phải chứng minh với bên phát hành bảo lãnh khi yêu cầu đòi tiền. Bên thụ hƣ ng có thể chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh và thiệt hại thực tế của mình thông qua trọng tài hoặc toà án, tức là bên hƣ ng phải xuất trình một phán quyết của trọng tài hoặc toà án cho bên phát hành bảo lãnh. Bên bảo lãnh không thanh toán chừng nào tranh chấp giữa bên thụ hƣ ng và bên đƣợc bảo lãnh chƣa đƣợc giải quyết. Bên bảo lãnh chỉ thanh toán cho bên hƣ ng trong trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh không còn khả năng thanh toán. Nhƣ vậy, khi bên đƣợc bảo lãnh vi phạm cam kết với bên hƣ ng và phát sinh thiệt hại cho bên hƣ ng thì trƣớc hết bên hƣ ng phải đòi bên đƣợc bảo lãnh bồi thƣờng. Khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả năng thanh toán thì bên bảo lãnh mới trả tiền theo bảo lãnh. Số tiền thanh toán đƣợc xác định theo phán quyết của trọng tài hoặc toàn án. Một số bảo lãnh truyền thống còn cho phép bên bảo lãnh có thể thay thế bên đƣợc bảo lãnh thực hiện nốt phần nghĩa vụ chƣa hoàn thành của bên đƣợc bảo lãnh thay vì trả tiền. Bảo lãnh truyền thống hết sức bất lợi cho ngƣời hƣ ng. Ngƣời hƣ ng không dễ gì nhận đƣợc tiền theo thƣ bảo lãnh. Mà theo đuổi các vụ kiện luôn là một quá trình mệt mỏi và tốn kém mà không bên nào biết chắc đƣợc điểm dừng đâu. Bảo lãnh truyền thống không đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời hƣ ng muốn có một hình thức đảm bảo hữu hiệu, giúp ngƣời hƣ ng nhanh chóng có đƣợc nguồn tài chính cần thiết để bù đắp những thiệt hại do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh gây ra. Xuất phát từ nhu cầu đó các ngân hàng đã đƣa ra sản phẩm bảo lãnh trả tiền ngay.

Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng

Ngƣời mua cuối cùng

Trung gian Ngƣời mua / Ngƣời bán

Ngƣời bán đầu tiên Trung gian

Bảo lãnh trả tiền ngay: Bảo lãnh trả tiền ngay là bảo lãnh theo đó bên bảo lãnh

cam kết thanh toán ngay cho ngƣời thụ hƣ ng khi ngƣời thụ hƣ ng xuất trình đƣợc những chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của bảo lãnh. Trong thƣơng mại quốc tế có nhiều hình thức đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cam kết của các bên liên quan. Một hình thức lâu đời là đảm bảo bằng tiền mặt. Ví dụ, ngƣời mua có thể đặt cọc cho ngƣời bán để thể hiện chí mua hàng của mình, chủ đầu tƣ có thể giữ lại một phần tiền phải thanh toán cho nhà thầu để đảm bảo cho chất lƣợng của công trình. Tiền đặt cọc giúp cho ngƣời bán có ngay nguồn tài chính cần thiết để bù đắp những thiệt hại phát sinh từ sự vi phạm nghĩa vụ của ngƣời mua theo hợp đồng đã k kết. Tiền giữ lại giúp chủ đầu tƣ có nguồn tài chính để khắc phục những sự cố của công trình đã đƣợc bàn giao. Tuy nhiên, hình thức giữ tiền mặt có nhƣợc điểm lớn là gây tồn đọng vốn. Một công ty có thể đồng thời tham gia nhiều giao dịch. Số tiền đặt cọc sẽ ảnh hƣ ng tiêu cực tới nguồn vốn lƣu động của công ty. Xuất phát từ thực tiễn đó, các ngân hàng đã đƣa ra sản phẩm bảo lãnh trả ngay cam kết thanh toán ngay cho ngƣời hƣ ng số tiền của bảo lãnh khi đƣợc yêu cầu. Ngƣời hƣ ng chỉ phải xuất trình những chứng từ quy định trong thƣ bảo lãnh. Chứng từ mà ngƣời hƣ ng phải xuất trình khi đòi tiền rất đơn giản. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời hƣ ng chỉ cần xuất trình một yêu cầu đòi tiền bằng văn bản là đủ, không cần bất kỳ một chứng từ nào khác để chứng minh sự vi phạm của bên đƣợc bảo lãnh cũng nhƣ thiệt hại (nếu có). Nhƣ vậy, đối với ngƣời hƣ ng bảo lãnh trả tiền ngay có giá trị nhƣ tiền đặt cọc vì thủ tục đòi tiền đơn giản cộng với uy tín của ngân hàng phát hành. Thay vì trực tiếp giữ tiền ngƣời hƣ ng nhờ ngân hàng giữ hộ. Bên đƣợc bảo lãnh cũng đƣợc lợi vì không bị đọng vốn. Trong đa số trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh sử dụng hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp để phát hành bảo lãnh và trả một khoản phí nhỏ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Chính vì đáp ứng đƣợc những yêu cầu của tất cả các bên có liên quan nên bảo lãnh trả tiền ngay ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trong thƣơng mại quốc tế và đƣợc gọi là bảo lãnh hiện đại để phân biệt với bảo lãnh truyền thống.

1.2.5.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán

Bảo lãnh vô điều kiện: Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà ngân hàng phát hành sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu không đƣợc phép trì hoãn. Khi đó bên nhận bảo lãnh chỉ cần xuất trình một văn bản

yêu cầu thanh toán mà không cần phải có thêm văn bản nào khác chứng minh rằng bên đƣợc bảo lãnh đã vi phạm những điều khoản có trong cam kết bảo lãnh. Loại bảo lãnh này tạo ra lợi thế rất lớn cho bên nhận bảo lãnh vì họ có quyền yêu cầu thanh toán bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh khi mà họ nhận thấy rằng bên đƣợc bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên nó gây bất lợi rất lớn cho bên đƣợc bảo lãnh và cả phía ngân hàng. Do việc bồi thƣờng mang tính chủ quan nên khả năng xảy ra gian lận lừa đảo từ bên nhận bảo lãnh là khá cao.

Bảo lãnh có điều kiện: Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh ngân hàng mà trong đó bên nhận bảo lãnh muốn nhận tiền bồi thƣờng phải xuất trình các giấy tờ do bên thứ 3 xác nhận hay phán quyết của toà án chứng minh rằng bên đƣợc bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Loại bảo lãnh này giúp bên đƣợc bảo lãnh và ngân hàng giảm bớt nguy cơ bị lừa đảo vì việc bồi thƣờng chỉ có thể tiến hành nếu có sự xác nhận của của bên thứ 3 nên nó đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên nó gây bất lợi khá lớn cho bên nhận bảo lãnh do thời gian thanh toán bị kéo dài. Vì để đƣợc bồi thƣờng bên nhận bảo lãnh phải đề nghị bên thứ ba xác nhận việc vi phạm của bên đƣợc bảo lãnh, mà điều này lại mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển nhu cầu sử dụng vốn rất lớn trong khi đó nguồn vốn trong nƣớc còn bị hạn chế. Mà các doanh nghiệp thì rất cần vốn để đầu tƣ m rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thƣơng mại có nghĩa quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)