9. Kết cấu luận văn nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội (Nguồn tài liệu để nghiên cứu Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11).
“Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng được kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” (Giáo trình quản lý thuế năm 2008; tr.411) Qua quan niệm nêu trên có thể hiểu: Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế). Về mục đích:
Tại Điều 77, Luật quản lý thuế quy định Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; Điều 78 quy định Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
Kiểm tra thuế là nội dung quan trọng của quản lý thuế. Mục đích phát hiện những ngui cơ rủi ro về thuế để ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật thuế, từ
đó góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân có ý thức trong việc chấp hành pháp luật thuế và hoàn thành tốt nghĩa vụ của người nộp thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.