Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 74)

9. Kết cấu luận văn nghiên cứu

2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác kiểm tra trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là:

Phương pháp lập kế hoạch kiểm tra và lựa chọn tiêu chí để phân tích, nhận dạng rủi ro về thuế, các biện pháp áp dụng trong kiểm tra,... chưa được cụ thể hóa đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế. Ngoài ra, chưa có bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro về thuế hoàn chỉnh để lập kế hoạch kiểm tra thuế một cách chính xác và đạt hiệu quả cao.

Công tác thu thập thông tin để chọn lựa doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm còn hạn chế; khả năng tiếp cận, khai thác nguồn thông tin và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp của một số cán bộ không nhạy bén, có trường hợp còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào các tiêu chí doanh thu và thuế kê khai giảm so cùng kỳ, doanh nghiệp nhiều năm chưa kiểm tra,... Chưa đi sâu phân tích các căn cứ chỉ tiêu thông tin rủi ro cụ thể để xây dựng kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp đúng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Về công tác xây dựng đề cương kiểm tra: Ngành Thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Tiền Giang nói riêng chưa xây dựng được đề cương kiểm tra theo chuyên đề để đưa ra nội dung, phương pháp cần tập trung kiểm tra tại doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra trên phạm vi rộng, từ đó có cơ sở đánh giá, đối chiếu các doanh nghiệp với nhau nhằm đưa ra mức xử lý vi phạm thống nhất.

- Về đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Tổ chức bộ máy và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc, ý nghĩa và vai trò của công tác kiểm tra thuế. Mặc dù, Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Tiền Giang thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề kế toán nâng cao, kỹ năng phân tích Báo cáo tài chính phục vụ công tác kiểm tra nhưng trình độ cán bộ công chức thực hiện không đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ; Một số cán bộ công chức thực hiện công tác kiểm tra chưa quan tâm đúng mức công tác nghiên cứu phân tích Báo cáo tài chính để nắm chắc từng yếu tố rủi ro để lập kế hoạch đề cương chi tiết trước khi tiến hành cuộc kiểm tra, hoặc khả năng và tính nhạy bén thu thập thông tin, phân

tích báo cáo tài chính, quyết toán thuế chưa thực sự hiệu quả. Việc nghiên cứu những văn bản của các ngành có liên quan như Ngân hàng, Hải quan... chưa tốt, còn để xảy ra những sai sót trong quá trình kiểm tra, do đó kết quả công tác kiểm tra tại doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế hiện nay; Một số trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra thiếu thận trọng trong khâu lập biên bản kiểm tra nên có trường hợp sai sót về mặt số liệu và được bộ phận pháp chế thuộc Đội Nghiệp vụ Dự toán và Tuyên truyền hổ trợ người nộp thuế Chi cục Thuế thị xã Cai Lậy chỉ rõ trong hồ sơ thẩm định, được bộ phận Kiểm tra nội bộ nhắc nhở; Một số cán bộ công chức làm việc qua loa cho xong, không có tinh thần trách nhiệm trong công việc, còn cả nể, vì tình nghĩa thân thiết với một số doanh nghiệp nên chưa thực sự công tâm trong phân tích và xử lý nên hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm tra còn hạn chế. Tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm tra.

- Công tác kiểm tra chưa thực sự tập trung kiểm tra chống thất thu ở một số ngành còn thất thu lớn, lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như: Dịch vụ lưu trú, ăn uống như nhà hàng, khách sạn, kinh doanh xe gắn máy,...

- Về tổ chức cán bộ và nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm tra: Số lượng cán bộ công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra nói chung hiện nay không đủ để đáp ứng nhiệm vụ kiểm tra theo Quyết định giao kế hoạch kiểm tra hàng năm của Cục Thuế, trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có thể phát sinh trường hợp xác minh hóa đơn thực tế; kiểm tra chỉ đạo của cơ quan cấp trên; mà trên thực tế thì kiểm tra đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế thường phải thực hiện rất thận trọng và mất nhiều thời gian.

- Cơ sở dữ liệu về thông tin kê khai thuế, nộp thuế, báo cáo thuế của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như: Chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời, còn rời rạc, hệ thống mạng nội bộ còn yếu kém chưa đáp ứng được với khối lượng dữ liệu khổng lồ của tất cả các doanh nghiệp quản lý.

- Khâu cập nhật số liệu, tổng hợp số liệu, xử lý số liệu còn chậm, việc đi lại khi thực hiện công tác kiểm tra,... của cán bộ thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp mất nhiều thời gian.

- Sự phân tâm khi thực hiện công việc khi một số cán bộ kiểm tra làm thêm việc bên ngoài khiến họ chưa toàn tâm toàn ý tập trung với công việc; Tiền lương, phụ cấp hạn hẹp dễ dẫn đến sa ngã, mua chuộc, sa bẫy của doanh nghiệp khi thực hiện công việc có tính nhạy cảm cao này.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Tổ chức bộ máy kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò kiểm tra thuế: Lực lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra khoảng 19,5% trong tổng số cán bộ, công chức Chi cục Thuế (08 cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra trên tổng biên chế của đơn vị là 41). Theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, tỷ lệ cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra ít nhất phải chiếm từ 30 - 35% tổng số cán bộ của đơn vị.

- Năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tính liêm chính của một bộ phận cán bộ làm công tác kiểm tra thuế còn thấp nên việc phân tích báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp chưa sâu, chưa phát hiện được bất hợp lý giữa số liệu trên các báo cáo của đơn vị. Cán bộ vẫn còn yếu về kỹ năng kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học. Thậm chí, một số cán bộ kiểm tra còn chưa nắm rõ các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để phát hiện gian lận về thuế. Các hành vi vụ lợi cá nhân, lợi dụng kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu cho người nộp thuế vẫn chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để.

- Sự thiếu kịp thời và nghiêm khắc trong xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật về thuế cũng gây ra một tác động xấu đến tính tuân thủ của người nộpthuế. Một sai phạm mà không được chỉnh đốn nghiêm khắc ngay thì người nộp thuế có khi không nhận thức được sai sót, dẫn tới vi phạm nhiều lần.

- Chưa ứng dụng có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào quá trình kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Việc sử dụng các kỹ năng phân tích để đánh giá rủi ro, phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và phân tích theo các tỷ suất trong quá trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn chưa được thực hiện đúng, một phần do hạn chế từ phía trình độ của cán bộ kiểm tra thuế làm ảnh hưởng tới chất lượng các cuộc kiểm tra và lãng phí thời gian, nguồn nhân lực.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế chưa hoàn thiện: Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ công tác kiểm tra còn chưa hoàn thiện, dữ liệu thiếu và không kịp thời (Tờ khai thuế; Báo cáo tài chính, Thông tin người nộp thuế, thông tin nộp thuế,...); các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử doanh nghiệp chưa đầy đủ; chậm thay đổi thông tin người nộp thuế, thông tin lạc hậu... chưa đúng với thực tế.

- Công tác phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa tốt: Chưa có sự phối hợp tốt trong việc giám sát tình hình kê khai của DN giữa các bộ phận kê khai kế toán thuế, kiểm tra thuế, bộ phận ấn chỉ (đôn đốc DN nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý những vi phạm trong lĩnh vực kê khai, lĩnh vực hóa đơn…).

- Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT còn thấp, do trên địa bàn đối tượng quản lý chủ yếu là những DN nhỏ và vừa nên những trường hợp bị xử lý thường là những trường hợp có tính chất chây ỳ không tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nước. Vì thế, công tác xử lý sau kiểm tra gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.

- Công tác phối hợp của cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khác và các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa tốt nên chưa tạo ra những điều kiện tốt nhất cho công tác kiểm tra thuế.

- Cơ sở vật chất như phương tiện làm việc không đầy đủ như: Cán bộ công chức làm công tác kiểm tra phải tự chuẩn bị phương tiện đi lại và phương tiện làm việc như: Xe gắn máy, máy tính xách tay, thiết bị lưu trữ dữ liệu...

- Chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với người làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng điều kiện sống trong giai đoạn hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng việc tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy. Tác giả trình bày khái quát đặc điểm về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như tình hình phát triển kinh tế- xã hội địa bàn huyện Cai Lậy trong thời gian qua; nhìn nhận tổng quan về quá trình hình thành phát triển và cách thức tổ chức của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy, để có cơ sở phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018.

Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tình hình hoạt động của công tác kiểm tra thuế thông qua các bộ phận quản lý chức năng là tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kê khai kế toán thuế, Kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên những hành vi vi phạm pháp luật về thuế thường được phát hiện khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Từ những phát hiện trên đã góp phần tăng cường công tác quản lý thu, chủ động khai thác các nguồn thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế trên tất cả các lĩnh vực; từ đó đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế để chống thất thu NSNN, góp phần vào việc phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN. Từ đó đánh giá những tồn tại hạn chế cũng như chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Thông qua thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tại trụ sở người nộp thuế và các rủi ro trong công tác kiểm tra, từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác kiểm tra của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy sẽ làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

3.1 Định hướng về hoạt động kiểm tra thuế đến năm 2020 của Chi cục Thuế huyện cai Lậy-tỉnh Tiền Giang

3.1.1 Định hướng hoạt động kiểm tra thuế đến năm 2025 của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy-tỉnh Tiền Giang

Căn cứ Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công văn số 13583/BTC-TTr ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, Chi cục Thuế huyện Cai Lậy-tỉnh Tiền Giang định hướng cho hoạt động kiểm tra thuế trong thời gian tới tập trung vào một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế, tăng cường kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở các địa phương khác nhau, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh điện tử, dịch vụ,...; Các Doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền; Các Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản; Các Doanh nghiệp hoàn thuế nhiều kỳ, có số hoàn thuế lớn... Hướng hoạt động kiểm tra vào việc thực hiện hóa đơn chứng từ của các Doanh nghiệp. Mặt khác, cần phối hợp với cơ quan báo chí vận động người dân khi mua hàng phải yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp hóa đơn tài chính, xây dựng các chuyên mục thông tin về các thủ đoạn trốn thuế của một số Doanh nghiệp để người dân biết.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Với tình trạng chính sách thuế liên tục thay đổi trong gian đoạn hiện nay, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế cần cử những cán bộ có nhiệt huyết, có thâm niên làm việc cho cơ quan thuế, hiểu biết sâu về chính sách thuế, và có khả năng truyền đạt tốt.

Thứ ba, thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan (ngân hàng, công an, quản lý thị trường, viện kiểm sát, tòa án) trong việc đấu tranh các hành vi gian lận về thuế.

3.2 Giải pháp hoạt động kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy-tỉnh Tiền Giang

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

- Kiện toàn nhân lực kiểm tra thuế theo hướng tiếp tục tăng cường lực lượng cho công tác kiểm tra đạt từ 30-35% tổng số biên chế của đơn vị kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra…Triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đội chuyên môn gắn với động viên, thi đua, khen thưởng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu NSNN.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ kiểm tra thuế nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác kiểm tra; cũng như để đấu tranh và xử lý có hiệu quả với những hành vi trốn thuế, gian lận thuế một cách rất tinh vi, tinh xảo. Bên cạnh việc nâng cao trình độ thì việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ thuế cũng cần được quan tâm thường xuyên, liên tục. Các cán bộ thuế phải có nhiệm vụ chấp hành pháp luật cũng như nội quy của ngành. Các trường hợp vi phạm pháp luật của cán bộ kiểm tra cần được xử lý nghiêm. Vì vậy, không chỉ giáo dục ý thức pháp luật mà cơ quan quản lý nhà nước phải luôn luôn có sự kiểm tra đối với hoạt động của các cán bộ trong cơ quan.

- Tăng cường sự kiểm tra trong nội bộ cơ quan cũng như của các cơ quan nhà nước khác với cơ quan thu thuế. Trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kiểm tra mang tính tất yếu. Trong lĩnh vực thuế, kiểm tra trong nội bộ ngành là điều kiện cần thiết để phát hiện các trường hợp mà cán bộ thuế không thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật yêu cầu. Ngoài việc tăng cường sự kiểm tra nội bộ thì chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)