9. Kết cấu luận văn nghiên cứu
3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra
kiểm tra
- Xây dựng phương pháp kiểm tra dựa trên phân tích thông tin NNT, điều chỉnh cơ cấu cuộc kiểm tra: tăng thời gian đánh giá, phân tích hồ sơ khai thuế tại CQT nhằm xác định các yếu tố bất thường, giảm thời gian trực tiếp kiểm tra tại trụ sở NNT. Tránh phiền hà cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo phát hiện hành vi vi phạm của NNT.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế. NNT ngày càng tăng trong khi số lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế có hạn. Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào công tác kiểm tra nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế trên cơ sở phân tích rủi ro về NNT, tức là chỉ lựa chọn NNT có rủi ro cao nhất để tiến hành kiểm tra.
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin về NNT, quy định cụ thể trách nhiệm cung cấp thông tin của NNT có liên quan. Việc ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơ quan thuế trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế. Việc hiện đại hóa CNTT hiện nay là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công cơ chế quản lý mới.
3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế và các quy định về kiểm tra thuế
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công tác hỗ trợ NNT, đặc biệt là về nghiệp vụ thuế và nghiệp vụ kế toán cho các DN mới thành lập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tránh những sai sót có thể xảy ra. Với tình trạng chính sách thuế liên tục thay đổi như hiện nay thì bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT cần có những cán bộ nhiệt huyết, có thâm niên, hiểu biết về chính sách thuế và có khả năng truyền đạt tốt để tuyên truyền, giáo dục họ chấp hành đúng pháp luật về thuế, kiểm tra thường xuyên và định kỳ những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.
Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ của NNT là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thuế. Vì vậy, việc giáo dục để NNT tự nguyện tuân thủ luật pháp thực sự rất cần thiết. Không chỉ dừng ở phương pháp giáo dục, cơ quan thuế cũng cần tạo điều kiện cho NNT thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của NNT. Khi NNT hiểu và có ý thức tôn trọng luật pháp sẽ làm giảm chi phí quản lý thuế, hiện tượng trốn thuế và tránh thuế.
- Tiến hành trao đổi thường xuyên giữa các cơ quan thuế với NNT. Qua sự trao đổi với NNT, cơ quan thuế sẽ tìm ra những điểm chưa phù hợp trong quy định của pháp luật để có kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi vi phạm. Cơ quan thuế, cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế phải kiên
quyết, triệt để, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc xử lý chính xác của CQT cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật vừa có ý nghĩa trừng trị, răn đe vừa có tác dụng giáo dục đối tượng vi phạm.