9. Kết cấu luận văn nghiên cứu
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Để thực hiện tốt giải pháp tăng cường quản lý thu nợ thuế, cần phải chú trọng các nội dung sau:
- Phải tiến hành phân tích nợ thuế, kiểm tra, rà soát các khoản nợ thuế, phân loại nợ thuế trên chương trình máy tính đồng thời đối chiếu với số liệu Quản lý thuế trên các tờ khai thuế, trên chứng từ nộp thuế. Ngay từ đầu năm, cần tập trung tiến hành rà soát và điều chỉnh số liệu nợ thuế trên chương trình máy vi tính với quyết toán thuế, tờ khai thuế của DN. Hàng tháng căn cứ vào sổ theo dõi nợ thuế trên chương trình Quản lý thuế, bộ phận đôn đốc thu nợ lập danh sách từng DN còn nợ thuế chi tiết theo từng khoản nợ kết hợp với tuổi nợ của từng kỳ kê khai thuế....Theo đó, trên cơ sở phân tích đánh giá, cán bộ quản lý nợ thuế thực hiện đôn đốc để thu các khoản nợ thông thường có khả năng thu và không áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ. Đối với các DN cố tình dây dưa, quá hạn, lãng tránh việc kiểm toán nợ thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ.
- Lập nhật ký và hồ sơ thu nợ, đồng thời đưa các biện pháp đã áp dụng đôn đốc thu nợ và theo dõi kết quả thu nợ, đây là khâu quan trọng vì trên cơ sở tiến hành phân loại NNT theo mức độ để lựa chọn thu nợ theo thứ tự ưu tiên bảo đảm cân đối nguồn nhân sự hiện có của CQT để tiến hành thu nợ.
- Không để tình trạng nợ thông thường biến thành nợ quá hạn. Thực tế cho thấy khi các khoản nợ thuế thường xuyên kéo dài sẽ trở thành nợ quá hạn (thường
nợ quá 3 tháng) thì khả năng thu hồi rất hạn chế. Nhiều khoản nợ đã tồn tại nhiều năm khiến các CQT phải theo dõi hết năm này qua năm khác; phải thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, động viên DN nộp thuế đối với các khoản nợ thuế thông thường. Những biện pháp trên nhằm hạn chế nợ thuế quá hạn, thu kịp thời về cho NSNN.
- Bên cạnh ban hành thông báo số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định, việc xử lý nợ thuế quá hạn cũng sẽ được thực hiện ráo riết hơn, áp dụng cưỡng chế theo quy định pháp luật. Đồng thời tiến hành biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn. Sau đó tiến hành thông báo lên phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại trong việc quản lý kiểm toán không dùng tiền mặt, đấu tranh đối với hành vi vi phạm trong việc lập DN “ma”, mở tài khoản giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng nhằm “hợp pháp hóa” các thủ tục để khấu trừ thuế.
- Đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế là tiêu chí thi đua. Nhằm đẩy mạnh công tác thu hồi nợ có hiệu quả, kết quả đôn đốc, xử lý nợ thuế được coi là chỉ tiêu để đánh giá, phân loại công chức vào cuối năm.