Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 83 - 85)

9. Kết cấu luận văn nghiên cứu

3.2.2 Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động kiểm tra

- Khi thực hiện công tác kiểm tra cần chú ý thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, chọn lựa doanh nghiệp kiểm tra dựa trên các thông tin từ cơ sở dữ liệu NNT bao gồm các thông tin đăng ký thuế, tờ khai thuế, chứng từ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính doanh nghiệp của NNT; kết hợp thông tin thu thập từ cơ quan Kho bạc, Ngân hàng, Tài chính, Thống kê và một số ngành khác có liên quan.

- Trong công tác kiểm tra nếu chỉ xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ hoặc gian lận về thuế đã bị phát hiện thì chưa đủ tính thuyết phục mà vấn đề quan trọng là phải ngăn chặn những trường hợp có nguy cơ tiềm ẩn các hành vi không tuân thủ luật thuế. Vì thế, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế trên cơ sở phân loại NNT theo hành vi tuân thủ, thực hiện phân tích đánh giá lựa chọn đối tượng kiểm tra áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế đã giúp ngành Thuế lựa chọn đối tượng kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thu qua kiểm tra so với số doanh nghiệp được kiểm tra đạt khá cao, giảm bớt tình trạng kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Để lựa chọn các DN có rủi ro cao về thuế thì cần chú trọng xây dựng bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro là dựa trên các thông tin đánh giá về DN, trên hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính DN sau đó tính điểm cho từng tiêu chí theo mức độ rủi ro. Cuối cùng, cộng các điểm đã tính cho từng tiêu chí ta được tổng điểm rủi ro. Với bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro là cơ sở giúp cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch kiểm tra thuế: Các doanh nghiệp có tổng điểm rủi ro cao sẽ được xem xét lựa chọn đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp; Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro còn là cơ sở để cơ quan thuế có thể so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp với tỷ suất trung bình của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề. Từ đó có thể xác định tỷ suất đó là hợp lý hay bất hợp lý.

- Bộ phận kiểm tra thực hiện lập kế hoạch kiểm tra thuế năm dựa trên các căn cứ sau:

+ Dựa vào các kết quả phân tích thông tin rủi ro của NNT, căn cứ vào các thông tin thu thập từ các đơn vị bên ngoài về mức độ vi phạm của NNT, căn cứ vào việc đánh giá dữ liệu trong quá trình rà soát tại cơ quan thuế.

+ Căn cứ vào nguồn lực cán bộ kiểm tra của đơn vị, chọn lựa số lượng các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao nhất để thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra phải xác định trước những nhân tố quan trọng được phát hiện trong quá trình phân tích, đánh giá để đưa vào hồ sơ kiểm tra của doanh nghiệp.

+ Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hàng năm, lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra theo ngành, quy mô doanh nghiệp, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp có tổng điểm rủi ro cao.

- Khi tiến hành xử lý các đối tượng có những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế cần phải kiên quyết xử lý triệt để đúng người, đúng hành vi vi phạm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý chính xác của cơ quan thuế cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật vừa có ý nghĩa trừng trị, răn đe vừa có tác dụng giáo dục các đối tượng vi phạm. Nếu các cơ quan xử lý nhẹ, thiếu kiên quyết thì sẽ tạo ra thái độ coi thường pháp luật ở các đối tượng vi phạm. Ngược lại nếu xử lý quá nặng so với tính chất vi phạm thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của NNT cũng như tạo ra dư luận không tốt trong xã hội.

- Để kịp thời phát hiện và hạn chế tối đa các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, trong thời gian tới Chi cục Thuế phải tiến hành rà soát tất cả các khâu từ phân tích hồ sơ đến khi kết thúc kiểm tra và ban hành quyết định xử lý. Bên cạnh đó, Chi cục Thuế cần tiếp tục thực hiện rà soát, quản lý hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn nhằm quản lý thuế sát, đúng với thực tế sản xuất, kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh nhằm rà soát, đối chiếu, xác định chính xác số DN đang hoạt động hoặc đã ngừng, nghỉ kinh doanh. Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức,

đơn vị nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào NSNN để có biện pháp thu hồi kịp thời.

- Tăng cường kiểm soát tuân thủ đối với hoạt động công vụ của những cán bộ thực thi nhiệm vụ kiểm tra DN để đề phòng, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.

- Tập trung triển khai công tác “chống các hành vi vi phạm về hóa đơn” qua ứng dụng “đối chiếu bảng kê hóa đơn” trong toàn Ngành nhằm phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)