Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 32)

9. Kết cấu luận văn nghiên cứu

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra

Muốn đánh giá hoạt động kiểm tra thuế tốt hay chưa tốt, cần phải có hệ thống tiêu chí đánh giá. Khi các tiêu chí này có thể đo lường bằng con số cụ thể thì đó được coi là các chỉ tiêu định lượng. Khi không được đo lường bằng con số cụ thể thì đó là các tiêu chí định tính. Cụ thể như sau:

Ngày 22/4/2013, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 688/QĐ-TCT bộ ban hành chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Trong bộ chỉ số này, có 3 chỉ số riêng đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra thuế và 2 chỉ số dùng chung để đánh giá kết quả thanh tra thuế và kiểm tra thuế (tức là, có thể vận dụng đánh giá chung kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế hoặc đánh giá riêng kết quả hoạt động thanh tra thuế/kiểm tra thuế). Xét dưới góc độ vận dụng lý thuyết quản lý, 5 chỉ số này chính là 5 chỉ tiêu định lượng đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra thuế. Cụ thể như sau:

* Mục đích sử dụng: Đánh giá khối lượng công việc kiểm tra tại trụ sở NNT mà cán bộ kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

* Nội hàm tiêu chí:

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: Số doanh nghiệp kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + số doanh nghiệp bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm).

- Số doanh nghiệp đang hoạt động: Là số doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế đang hoạt động sản xuất kinh doanh (tính đến 31/12/Năm đánh giá).

- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Nội hàm tiêu chí:

- Số doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm: Là số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm và kết quả kiểm tra doanh nghiệp có sai phạm.

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: số doanh nghiệp kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + số doanh nghiệp bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

* Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế Nội hàm tiêu chí:

- Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra: Là toàn bộ số thuế doanh nghiệp bị truy thu sau kiểm tra của tất cả các doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm.

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: số doanh nghiệp kiểm tra năm trước nhưng

hoàn thành trong năm đánh giá + số doanh nghiệp bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

* Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra.

* Mục đích sử dụng: Đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của cán bộ bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế.

* Nội hàm tiêu chí:

- Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra, kiểm tra trong năm (Bao gồm: số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra, kiểm tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

- Số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra: Là tổng số công chức, viên chức thuế làm việc tại bộ phận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế (hiện có tính đến 31/12/Năm đánh giá).

* Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế.

*Nội hàm tiêu chí:

- Tổng số thuế truy thu sau thanh tra: Là toàn bộ số thuế doanh nghiệp bị truy thu sau thanh tra của tất cả các doanh nghiệp đã thanh tra trong năm.

- Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra: Là toàn bộ số thuế doanh nghiệp bị truy thu sau kiểm tra của tất cả các doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm.

- Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu được trong năm, bao gồm cả thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất.

1.2.6 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.2.6.1 Hệ thống pháp luật và chính sách thuế.

Hệ thống pháp luật và chính sách thuế chính là hành lang pháp lý để Người nộp thuế theo đó thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mình một cách đúng đắn. Để Người nộp thuế thực hiện kê khai và thực hiện các thủ tục về thuế nhanh chóng, thuận tiện thì hệ thống pháp luật và chính sách thuế phải rõ ràng, chi tiết, minh bạch. Bên cạnh đó phải có cơ chế hỗ trợ hướng dẫn, giải thích, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của Người nộp thuế về các thủ tục thuế từ cơ quan thuế một cách kịp thời, tận tâm và hiệu quả.

1.2.6.2 Cơ chế quản lý

Hiện nay cơ quan thuế đang áp dụng quản lý thuế theo cơ chế “tự khai tự nộp”. Với cơ chế này, Người nộp thuế chủ động kê khai và tính thuế trên cơ sở tự nguyện, tự giác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai. Theo cơ chế này, cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, chỉ tham gia dưới góc độ hướng dẫn và tuyên truyền trong khâu kê khai thuế. Nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra và có các chế tài áp dụng khi phát hiện có sai sót, gian lận, vi phạm như truy thu thuế, phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế nộp, phong tỏa tài khoản, vô hiệu hóa hóa đơn giá trị gia tăng, đóng mã số thuế.

Cơ chế quản lý thuế “tự khai tự nộp” là một cơ chế quản lý hiện đại, tôn trọng Người nộp thuế. Áp dụng cơ chế này cho phép cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chuyên sâu trong quản lý, cải tiến các quy trình rõ ràng, hiệu quả nhằm mục đích tăng sự minh bạch trong quản lý thuế. Cùng với đó là sự giảm bớt các chi phí về quản lý thuế cũng như giảm thiểu các thủ tục rườm rà trong hành chính về thực hiện thuế.

1.2.6.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bên cạnh việc đòi hỏi Người nộp thuế nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác và tuân thủ quy định pháp luật về thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp”, thì về phía cơ quan thuế phải có trình độ quản lý cao, chuyên môn vững để đảm bảo Người nộp thuế tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Hiện nay tại các doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của người lao động ngày càng nâng cao, tiếp cận với khoa học công nghệ và tri thức mới, nếu người làm công tác quản lý thuế không tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình thì sẽ không thể thực hiện tốt vai trò quản lý mà Nhà nước yêu cầu.

1.2.6.4 Ý thức tự giác của doanh nghiệp

Ý thức tự giác của doanh nghiệp là cơ sở để thực hiện cơ chế quản lý “tự khai, tự nộp”. Cơ quan thuế một mặt cần nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế; một mặt cần thực hiện nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, có biện pháp xử lý nghiêm minh, phổ biến thông tin rộng rãi có tính răn đe trong xã hội. Mục đích cuối cùng để nâng cao ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế theo cơ chế quản lý thuế tiên tiến mà nước ta đang áp dụng.

1.2.6.5 Môi trường kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Pháp luật về quản lý thuế cần chú trọng đổi mới, hiện đại hóa phương tiện, cơ sở hạ tầng để nhằm thực hiện hiệu quả công tác thu thuế, loại bỏ các hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, tạo một môi trường trong sạch thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ như vậy mới có thể phát triển được kinh tế xã hội và hòa nhập, bắt kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới trong công tác thực thi pháp luật thuế.

Kết luận chương 1:

Trong chương 1 luận văn tập trung làm rõ lý luận tổng quan về quản lý thuế, nội dung quản lý thuế; Tổng quan về Kiểm tra thuế, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, vai trò của kiểm tra thuế. Trong đó góp phần làm rõ lý luận và ý nghĩa thực tiễn của sự cần thiết khách quan trong thực hiện hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp để ta hiểu hơn về quy trình kiểm tra, các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra thuế. Qua đây giúp ta phát hiện ra những sai sót trong quá trình doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để có hướng khắc phục và xử lý kịp thời.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CAI LẬY-TỈNH

TIỀN GIANG

2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Chi cục Thuế huyện Cai lậy

2.1.1 Tổng quát về tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy-tỉnh Tiền Giang tỉnh Tiền Giang

Năm 1990 Chi cục Thuế huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang được thành lập. Hai mươi tám năm qua đánh dấu một chặng đường xây dựng phát triển và trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế; Đồng thời Chi cục Thuế huyện Cai Lậy còn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện; Sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành và đoàn thể trong huyện; Cùng với sự nghiệp và vinh dự cao cả, trách nhiệm lớn lao, tập thể cán bộ, công chức Chi cục Thuế huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang đã đoàn kết thống nhất, phát huy trí tuệ và nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách xây dựng ngành thuế lớn mạnh.

Lực lượng ngành thuế những năm đầu mới thành lập hầu hết trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, đến nay cán bộ, công chức Chi cục Thuế huyện Cai Lậy đã có trình độ như sau:

- Trình độ chính trị: Cao cấp 02 người, trung cấp 20 người và sơ cấp 06 người.

- Trình độ chuyên môn: Đại học 31 người, trung cấp 15 người.

- Quản lý Nhà nước: Chuyên viên chính 03 người, chuyên viên 21 người. Chi cục Thuế huyện Cai Lậy được sự lãnh đạo của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang và Uỷ ban nhân dân huyện Cai Lậy, trực tiếp quản lý và thu thuế trên địa bàn huyện.

Tổng số cán bộ công chức, người lao động của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy hiện nay là 49 người trong đó có 46 công chức biên chế và 03 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ phân chia như sau:

- Về giới tính: Nam 39 người và nữ 10 người. - Về tuổi đời:

+ Từ 18 đến 30 tuổi: 03 người + Từ 31 đến 50 tuổi: 23 người + Từ 50 tuổi trở lên: 23 người

Với đội ngũ cán bộ đa số đều đã qua trung cấp nghiệp vụ trở lên, có kinh nghiệm công tác đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu thuế được kịp thời, chính xác, công bằng, đúng luật và đạt hiệu quả.

- Về tổ chức:

* Ban Lãnh Đạo: 02 người.

- Chi cục trưởng: Phụ trách chung, trực tiếp lãnh, chỉ đạo công tác lập dự toán, điều hành thu, phụ trách Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ và Kiểm tra nội bộ; Đội Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Phó Chi cục trưởng: Phụ tách Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán và tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân - Trước bạ và thu khác; Đội thuế liên xã. Thay mặt Chi cục trưởng điều hành công việc cơ quan khi Chi cục trưởng vắng mặt.

* Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán và Tuyên truyền - Hỗ trợ Người nộp thuế: 03 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế; thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách

pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

* Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: 08 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; Quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; Triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

* Đội Kiểm tra thuế - quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: 13 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; Giải quyết tố cáo liên quan đến Người nộp thuế; Chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

* Đội quản lý thuế Thu nhập cá nhận - trước bạ và thu khác: 5 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; Chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

* Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - Ấn chỉ và Kiểm tra nội bộ: 09 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; Công tác quản lý nhân sự; Quản lý tài chính, quản trị; Quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý; Thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; Giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc

thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

* Đội thuế liên xã: 09 người với chức năng nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)