Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 89 - 95)

9. Kết cấu luận văn nghiên cứu

3.3.2 Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Cai Lậy

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thuê mặt bằng để phục vụ sản xuất kinh doanh, cung

cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nắm bắt thị trường nhằm xây dựng định hướng sản xuất kinh doanh.

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp" và tuyên truyền, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang mô hình doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh.

- Luôn xem công tác thu NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải được quán triệt và chỉ đạo thường xuyên trong cấp ủy và chính quyền các cấp.

- UBND huyện Cai Lậy cần chỉ đạo các ban, ngành có liên quan như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế, Công an, Quản lý thị trường…phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.

Mặt khác, các cấp chính quyền, các ngành liên quan cần thực hiện trách nhiệm của mình thông qua các chương trình, kế hoạch phối hợp với cơ quan thuế để vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện chính sách thuế.

Kết luận chương 3:

Trong chương 3, tác giả đã gợi ý đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động kiểm tra, đồng thời cũng nhằm hoàn thiện chính sách thuế và quy trình kiểm tra thuế theo những mục tiêu xây dựng của ngành thuế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Các giải pháp đưa ra dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá khoa học, dễ thực hiện cùng với cơ sở thông tin về người nộp thuế và với trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra hiện có của Chi cục Thuế thì việc áp dụng các giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, đề xuất thêm một số kiến nghị điều kiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế nhằm chống thất thu NSNN.

KẾT LUẬN CHUNG

Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang đã dần được hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng theo đúng yêu cầu, mục tiêu của lộ trình cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Từ quá trình nghiên cứu và qua thực tế làm việc tại cơ quan thuế trong thời gian vừa qua, luận văn “Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang” đã đạt được các kết quả chủ yếu sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp như: Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp kiểm tra thuế; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm tra thuế; nội dung của kiểm tra thuế,...

- Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra thuế và hiệu quả kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động kiểm tra thuế của Chi cục Thuế huyện Cai Lậy.

- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang. Những giải pháp này tập trung khắc phục những hạn chế trong hoạt động kiểm tra thuế hiện nay, trong đó việc tăng cường lực lượng cán bộ kiểm tra thuế cả về số lượng lẫn chất lượng, tỷ trọng công chức làm công tác kiểm tra thuế hiện nay so với tổng số cán bộ công chức của đơn vị còn thấp, thấp so với số lượng doanh nghiệp quản lý cần kiểm tra; cần tăng cường ứng dụng phương pháp quản lý rủi ro, trong đó cần chú trọng, tập trung áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra; hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế...

Bên cạnh đó, đứng trên góc độ một người đã và đang công tác trong lĩnh vực quản lý thuế, tác giả nghĩ rằng để tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp không phải chỉ nắm vững về mặt lý luận mà phải hiểu sâu sắc thực tế tình hình quản lý thuế mới có thể vận dụng một cách khoa học và nhuần nhuyễn

giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra được những giải pháp có tính chất thiết thực nhất nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế. Điều này đòi hỏi cán bộ làm việc trong lĩnh vực kiểm tra thuế không những phải giỏi về công tác chuyên môn mà còn phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp.

Do thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả luận văn mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý và người đọc để hoàn thiện luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156 /2013/TT-BTC ngày 22/7/2013 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/ 2013. Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

6. Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, “Báo cáo tổng kết hoạt động” năm 2016, năm 2017, năm 2018

7. Chi cục Thuế huyện Cai Lậỵ, “Báo cáo tổng kết hoạt động” năm 2016, năm 2017, năm 2018.

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010. Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày16/10/2013. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

10. Chính phủ (2016), Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế.

11. Học viện tài chính, Giáo trình nghiệp vụ thuế năm 2008.

12. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên (2009), Giáo trình thuế, Học viện Tài chính 13. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2016. 14. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015 ngày 25/6/2015.

15. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định của Tổng cục thuế số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015. Về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế.

16. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế. Quyết định số 504/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

17. Website đã truy cập, nghiên cứu tài liệu: - http://tapchitaichinh.vn (Tạp chí tài chính) - www.gdt.gov.vn (Tổng cục Thuế)

- http://www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)

- http://www.tiengiang.gov.vn (Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang) - http://www.chinhphu.vn (Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

- http://tapchithue.com.vn (Tạp chí Thuế nhà nước online) - http://dangcongsan.vn (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

- http://tiengiang.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)