Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ cá nhân thường trực ban bí thư tại lưu trữ lịch sử của trung ương đảng (Trang 61 - 69)

- Phông lưu trữ:

3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ nghiệp vụ

Cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc triển khai công việc, quyết định sự thành công và phát triển của quá trình sưu tầm, thu thập cũng như

chỉnh lý tài liệu. Hiện nay việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ am hiểu nhữnh kiến thức về lịch sử, chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội là một xu hướng tất yếu và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức khoa học tài liệu. Đối với cán bộ trong quá trình lập hồ sơ hay xác định giá trị tài liệu rất cần đến việc vận dụng kiến thức nhất định về sử liệu học để hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của tài liệu, hay am hiểu về văn hoá, kinh tế xã hội để thực hiện các khâu nghiệp vụ một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Chính vì vây, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lưu trữ tại Cục có trình độ chuyên môn sâu rộng, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trong thời gian tới, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác lưu trữ cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung và tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nói riêng. Phối hợp với Cục Lưu trữ Nhà nước mở các lớp tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn trong nước, kết hợp với tham quan thực tế ở nước ngoài cho cán bộ làm công tác lưu trữ để các cán bộ có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm công tác chuyên môn với các đồng nghiệp trong nước cũng như ở nước bạn.

Mỗi cán bộ làm công tác lưu trữ cần phải thường xuyên tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ chính trị cũng như những biểu hiểu về kinh tế - xã hội trong quá trình giải quyết công việc. Đặc biệt, cần chú trọng đến phương pháp làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ cần thân thiện, nhiệt tình, cởi mở, từ đó, giúp cho việc tổ chức khoa học tài liệu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng thực sự nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Chính những yếu tố đó sẽ tạp nên một môi trường nghiên cứu, làm việc thân thiện, thoải mái, một văn hoá công sở văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại.

Tiểu kết chương 3

Từ tình hình thực tế của tài liệu và những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đưa ra một số giải pháp trực tiếp về nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ cá nhân Thường trực Ban Bí thư tại Lưu trữ Lịch sử của Trung ương Đảng. Từ nhóm giải pháp trực tiếp về nghiệp vụ đến nhóm giải pháp có liên quan đến công tác tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Thường trực Ban Bí thư như: Sưu tầm, thu thập để hoàn chỉnh nội dung thành phần tài liệu phông lưu trữ cá nhân các đồng chí Thường trực Ban Bí thư tại Lưu trữ Lịch sử của Trung ương Đảng; Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ am hiểu những kiến thức về lịch sử, chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ cá nhân các đồng chí Thường trực Ban Bí thư (trưng bày, triển lãm, xuất bản các ấn phẩm..).

Tuy nhiên, để thực hiện được những mong muốn trên rất cần có sự quan tâm đầu tư cả về nhân lực và vật chất, sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin để có thể tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Thường trực Ban Bí thư tại Lưu trữ Lịch sử của Trung ương Đảng.

KẾT LUẬN

Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa của dân tộc, là tài sản quốc gia và tài liệu lưu trữ của Đảng là một bộ phận có giá trị đặc biệt trong toàn bộ tài liệu lưu trữ quốc gia. Tài liệu lưu trữ phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong hệ thống các cơ quan lưu trữ của Nhà nước và của Đảng nhằm bảo vệ an toàn và khai thác sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ vì lợi ích của dân tộc, của cách mạng. Mọi cơ quan, mọi cán bộ, đảng viên và mọi công dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia.

Tài liệu lưu trữ của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt vì những tài liệu ấy không những là bằng chứng lịch sử, là căn cứ để tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam mà còn là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc ta. Di sản văn hóa ấy luôn luôn được bổ sung, càng được sử dụng nhiều thì giá trị càng nhân rộng, hiệu quả càng cao.

Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ Đảng nói riêng thì việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ rất quan trọng và cần thiết.

Hiện nay, tại Lưu trữ lịch sử của Trung ương Đảng đang quản lý một khối lượng lớn tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có tài liệu của các đồng chí Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Để quản lý tốt khối tài liệu quý giá trên, trong những năm qua Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã tích cực thực hiện nhiệm vụ thu thập, sưu tầm, tổ chức khoa học tài liệu trong đó có tài liệu của phông Thường trực Ban Bí thư.

Thường trực Ban Bí thư, là chức danh do Bộ Chính trị chỉ định, có nhiệm vụ phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, thay mặt Tổng bí thư khi cần. Thường trực Ban bí thư hay Thường trực Bộ chính trị thường được cho là nhân vật cao cấp thứ 2 về mặt Đảng, chỉ sau Tổng bí thư. Đồng chí Thường trực Ban Bí thư có nhiệm vụ Giúp đồng chí Tổng Bí thư giải quyết công việc hàng ngày; Chỉ đạo Văn phòng Trung ương cùng các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Thường

vụ Bộ Chính trị; Chủ trì cùng với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực xử lý những công việc cần có sự phối hợp, hoặc những việc do các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực đề nghị; Chỉ đạo việc thực hiện chế độ thông tin cho các Uỷ viên Trung ương, các cấp uỷ đảng về hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và các thông tin cần thiết khác; Thay mặt Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị ký một số văn bản của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.

Với nhiệm vụ và quyền hạn trên có thể thấy rằng khối lượng tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Thường trực Ban Bí thư là tương đối nhiều, phong phú và đa dạng. Qua tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn, tài liệu hình thành trong hoạt động của Thường trực Ban Bí thư, tác giả đã thấy được những ưu điểm, hạn chế và đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ Thường trực Ban Bí thư. Do hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân, trong đề tài này tác giả chưa có thể khảo sát được hết toàn bộ tài liệu của các đồng chí Thường trực Ban Bí thư, mà chỉ khảo sát được tài liệu của các đồng chí có khối lượng tài liệu tương đối đầy đủ trong Kho, đó là: đồng chí Nguyễn Thanh Bình, đồng chí Đào Duy Tùng, vì vậy, việc đưa ra những giải pháp, những đề xuất chỉ phù hợp với các phông này.

Có thể nói rằng, việc tổ chức khoa học tài liệu nói chung và tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ Thường trực Ban Bí thư nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vì làm tốt việc này không chỉ góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng thành phần, nội dung tài liệu của các đồng chí Thường trực Ban Bí thư mà còn giúp cho Lưu trữ Lịch sử của Trung ương Đảng quản lý chặt chẽ, khoa học khối tài liệu quý giá. Bên cạnh đó còn giúp cho việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu được nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì vậy, mỗi cán bộ làm công tác lưu trữ cần tuân thủ, có ý thức trách nhiệm cao trong việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hoài Anh (1978), Vài nét về tổ chức thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ phông cá nhân ở các Viện Lưu trữ Nhà nước Liên Xô, Tập san Văn thư lưu trữ số 4.

2. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), “ Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 2/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

4. Nguyễn Quốc Dũng (2009), “Sưu tầm, thu thập và quản lý phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng – thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ, tư liệu Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

5. Nguyễn Cảnh Đương (2000), Nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ thống kê các loại tài liệu lưu trữ, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 98-98-054, tư liệu Cục Lưu trữ Nhà nước.Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội.

6. Phạm Bích Hải (2007), Một số nét về công tác lưu trữ tài liệu xuất xứ cá nhân trong thời gian qua, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 9.

7. Chu Thị Hậu (2000), Luận án tiến sĩ “Xây dựng hệ thống công cụ tra cứu nguồn sử liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng”, Hà Nội.

8. Chu Thị Hậu (2016), “Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

9. Chu Thị Hậu (2018), Tập bài giảng “Công tác văn thư - lưu trữ trong cơ quan tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

10.Phạm Thị Thu Hiền (2002), Tăng cường công tác thu thập, quản lý tài liệu Phông lưu trữ cá nhân tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 5.

phông cá nhân ở Viện Lưu trữ Liên Xô, Tập san Văn thư lưu trữ, số 2.

12. Trịnh Thị Hương (2009), Tổ chức khoa học tài liệu phông Đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, Luận văn thạc sỹ khoa học Lưu trữ, tư liệu thư viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

13. Kho Lưu trữ Trung ương Đảng: Hồ sơ phông đồng chí Đào Duy Tùng, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

14. Kho Lưu trữ Trung ương Đảng: Hồ sơ phông đồng chí Nguyễn Thanh Bình, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

15. Phạm Thị Hồng Liên: Vấn đề thu thập và quản lý tài liệu Phông Lưu trữ cá nhân. Luận văn tốt nghiệp.

16. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội.

17. Tiết Hồng Nga (1978), Công tác thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân của các nhà hoạt động văn học nghệ thuật ở Viện Lưu trữ Nhà nước Trung ương văn học nghệ thuật Liên Xô, Tập san Văn thư lưu trữ, số 3.

18. Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia.

19. Vương Đình Quyền (1968), Ý nghĩa, mục đích công tác xác định giá trị tài liệu trong chỉnh lý. Công tác lưu trữ (số 4).

20. Vương Đình Quyền (1982), Trao đổi ý kiến về thuật ngữ phân loại tài liệu và hệ thống hoá tài liệu. Tạp chí Lưu trữ (số 01).

21. Vương Đình Quyền (1984), Vận dụng cơ sở phương pháp luận của lưu trữ học trong phân loại tài liệu phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, tập san Văn thư lưu trữ, số 1.

22. Quy chế số 22-QĐ/TW ngày 19/10/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thu hồi tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chuyển công tác khác, nghỉ hưu, từ trần, Kho Lưu trữ Trung ương, phông Ban Chấp hành Trung ương.

23. Quy định số 210-QĐ/TW ngày 6/3/2009 của Ban Bí thư về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.

ương về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, cơ sở dữ liệu phông Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

25. Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23/09/1987 của Ban Bí thư Trung ương về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.

26. Quyết định số 15-QĐ/TW ngày 04/12/1991 của Ban Chấp hành Trung ương về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, cơ sở dữ liệu phông Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

27. Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 16/01/1997 của Ban Chấp hành Trung ương về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, cơ sở dữ liệu phông Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

28. Quyết định số 06-QĐ/TW ngày 22/08/2001 của Ban Chấp hành Trung ương về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá IX, cơ sở dữ liệu phông Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

29. Quyết định số 22-QĐ/TW ngày 19/10/2006 của Ban Bí thư về quy chế thu hồi tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chuyển công tác khác, nghỉ hưu, từ trần, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

30. Vũ Thị Ngọc Thuý (2008), “Sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Tổng Bí thư tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ, tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ cá nhân thường trực ban bí thư tại lưu trữ lịch sử của trung ương đảng (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)