Đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện châu thành tỉnh long an (Trang 68 - 77)

9. Kết cấu đề tài

3.3.2.Đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Châu Thành tỉnh Long An, cần sự hỗ trợ của Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An, cụ thể:

(1) Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An cần tổ chức kiểm tra và tự kiểm

tra thường xuyên đối với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành.

Định kỳ hàng quý, các đơn vị KBNN tự kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành (theo danh mục văn bản, chế độ, chính sách mới liên quan đến từng đơn vị KBNN, do KBNN trung ương ban hành), trong từng phần hành nghiệp vụ cụ thể của đơn vị, tổng hợp kết quả báo cáo KBNN cấp trên trực tiếp, tổng hợp báo cáo KBNN.

Định kỳ sáu tháng, KBNN cấp trên thành lập đoàn kiểm tra việc: triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành tại các đơn vị KBNN trực thuộc.

Nội dung kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên hàng quý, định kỳ sáu tháng, tại các đơn vị KBNN tập trung vào:

- Triển khai quán triệt trong đơn vị thời điểm nào; tập trung vào những nội dung gì? Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đó tại đơn vị như thế nào? Kết quả triển khai đến ngày kiểm tra: đã đạt được kết quả gì? Vướng mắc trong việc triển

khai thực hiện cơ chế, chính sách đó? Các kiến nghị đề xuất của các đơn vị KBNN trong việc thực hiện cơ chế, chính sách đó.

- Các văn bản, chế độ, chính sách khác, ngoài danh mục các văn bản chế độ mới ban hành hiện đang có hiệu lực, mà đơn vị đã triển khai thực hiện trong thời gian từ ngày văn bản có hiệu lực đến ngày kiểm tra.

- Qua kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá được đúng những đơn vị KBNN làm tốt hoạt động chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin về các văn bản chế độ mới; tập hợp được các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện từng phần hành nghiệp vụ cụ thể; từ đó có biện pháp nâng cao trách nhiệm của KBNN các cấp trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN.

- Đối với các đơn vị KBNN chưa nắm được thông tin về một hoặc một số văn bản chế độ mới, qua kiểm tra và tự kiểm tra sẽ giúp đơn vị tiếp cận thông tin, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách mới ban hành, không ngừng nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

- Thông qua kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên KBNN cấp trên sẽ xác định được những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, những cơ chế, chính sách cần phải đẩy mạnh việc triển khai thực hiện.

(2) Hỗ trợ Kho bạc Nhà nước Châu Thành xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

KBNN Châu Thành cần được hỗ trợ xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi được các thông tin về khách hàng (mã ĐVSDNS, tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại), số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lưu hết được các bước xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc.

Chương trình này cho phép kết xuất các báo báo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi, các hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán đúng hạn hay quá hạn.

Chương trình quản lý giao nhận hồ sơ này phải được cài đặt trên máy tính đặt tại quầy giao dịch. Khách hàng tự lập phiếu giao nhận hồ sơ trên máy vi tính, chỉ cần nhập mã ĐVSDNS, toàn bộ các thông tin tương ứng như tên đơn vị, địa

chỉ, số điện thoại sẽ được hiện lên, tiếp theo nhập số bộ chứng từ. Sau khi khách hàng nhập xong, chuyên viên kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ chứng từ giấy, đối chiếu với trên máy vi tính, có thể sửa chữa cho đúng nếu cần. Chuyên viên kiểm soát chi in “Phiếu giao nhận hồ sơ chi thường xuyên” trong chương trình, sau khi kiểm soát, thanh toán hồ sơ chứng từ kiểm soát chi trên, cán bộ kiểm soát chi vào chương trình nhập thông tin đã kiểm soát thanh toán.

Hàng ngày lãnh đạo sẽ vào chương trình in báo cáo kết quả kiểm soát chi để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ kiểm soát chi chưa được giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, đồng thời nhắc nhở cán bộ kiểm soát chi thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng quy định.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở định hướng hoạt động của Kho bạc Nhà nước Việt Nam và kết quả phân tích thực trạng và kinh nghiệm của KBNN các địa phương khác. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Huyện Châu Thành Tỉnh Long An. Đặc biệt chú trọng đến một số giải pháp về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, sắp xếp hợp lý hóa nguổn nhân lực phù hợp với chức năng nhiệm vụ mô hình tổ chức; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo kỹ năng quản lý cán bộ. Tổ chức kiểm soát chi tại KBNN Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An cần công khai các thủ tục hành chính, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng cần được quan tâm. Đồng thời, tác giả đề xuất một số kiến nghị với KBNN Tỉnh Long An, Ủy Ban Nhân dân Huyện Châu Thành để các giải pháp được khả thi, hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG

Quản lý hiệu quả quỹ NSNN thông qua công tác kiểm soát chi NSNN là chức năng cơ bản, đồng thời là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hệ thống KBNN nhằm bảo đảm ngân sách Nhà nước phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ góp phần xây dựng kỷ luật tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách, giúp các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, chế độ Nhà nước, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng NSNN, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động trong điều hành ngân sách địa phương, tiết kiệm chi, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí tài sản công cho Nhà nước, góp phần làm lành mạnh nền Tài chính quốc gia.

Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Châu Thành Tỉnh Long An”. Đề tài đã nêu ra và phân tích một số lý luận về chi thường xuyên NSNN, các nội dung cơ bản của kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN. Đề tài đã có những nghiên cứu kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN một số địa phương của Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm cho quản lý ngân sách ở Việt Nam nói chung và quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Châu Thành nói riêng. Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An, đề tài đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát thường xuyên NSNN tại KBNN Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An, trong đó chú ý đến một số giải pháp về đổi mới cơ chế, quy trình, phương thức và cách làm trong việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Ủy Ban Nhân dân

Huyện Châu Thành, KBNN Tỉnh Long An. Để tăng cường kiểm soát chi thường Xuyên NSNN tại KBNN thì đòi hỏi phải có sự phối hợp các cấp, các ngành phải quan tâm hơn nữa công tác chi tiêu NSNN phù hợp được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các Thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Luận văn cũng còn một số hạn chế nhất định, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dữ liệu quan trọng của phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn ý kiến các chuyên gia chưa được hiện trong đề tài. Hạn chế của luận văn sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước

2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

3. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/07/2007 sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

4. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 Quy định chế độ hoạt động phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước

7. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

8. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính thay thế các Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007, hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007

9. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

10. Chính phủ, 2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước.

11. Chính phủ, 2005. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

12. Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ, 2007. Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN

14. Chính phủ, 2018. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 01/01/2018 Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018

15. Chính phủ, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 7 năm 2015Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính

16. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Quang Hưng, 2015. Luận án tiến sĩ “Đổi mới kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp tại Kho bạc Nhà nước” .

18. Kho bạc Nhà nước, 2009. Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 Về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

19. Kho bạc Nhà nước, 2015. Quyết định số 695/QĐ-KBNN, ngày 16 tháng 7 năm 2015 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

20. KBNN huyện Châu Thành, Báo cáo chi NSNN từ 2015-2018

21. Quốc hội, 2015. Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

22. Quốc hội, 2014. Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

23. Đỗ Thị Thu Trang, 2012. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Khánh Hòa”.

24. Võ Thị Thu Thuỷ, 2012. Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre”.

25. TH.s Phạm Thị Thanh Vân, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KSC NSNN của KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 102 tháng 12 năm 2012.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

CÁC ĐƠN VỊ THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Kính gửi các Anh/chị!

Tôi tên là Nguyễn Thi Phương Trúc, học viên của lớp cao học ngành Tài chính- Ngân hàng, Đại học Công nghiệp Long An. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Xin anh (chị) dành chút thời gian đọc và điền giúp tôi các thông tin trong phiếu khảo sát này. Ý kiến của anh (chị) là những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi xin đảm bảo những thông tin điều tra dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác.

Xin trân trọng cảm ơn các anh chị!

A. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Quy ước chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1- Hài lòng

2- Không hài lòng

3- Không ý kiến

Câu hỏi 1 2 3

1. Thái độ phục vụ của công chức trong quá trình giao dịch với khách hàng có trách nhiệm, thân thiện

2. Tính chuyên nghiệp

2.1 Thời gian xử lý hồ sơ nhanh 2.2 Xử lý hồ sơ chính xác

2.3 Giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng

3. KBNN Huyện Châu Thành niêm yết công khai thủ tục giấy tờ một hồ sơ để khách hàng chuẩn bị.

4. Nguyên nhân KBNN Huyện Châu Thành trả lại hồ sơ

cho khách hành, lỗi chủ yếu do -Khách hàng

+Ghi sai mục lục ngân sách +Thiếu giấy tờ trong một hồ sơ +Ghi sai các yếu tố trên chứng từ

+Sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định

-KBNN không cập nhật, thông báo văn bản mới thay đổi cho khách hàng

-Bộ Tài chính

+Ban hành các văn bản đầy đủ +Nội dung văn bản quy định cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện châu thành tỉnh long an (Trang 68 - 77)