6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn huy động của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số dư Tỷ trọng
(%) Số dư Tỷ trọng
(%) Số dư Tỷ trọng (%)
I. Phân theo loại tiền 3,781 4,135 5,089
- Nội tệ 3,528 93% 3,928 95% 4,836 95%
- Ngoại tệ 253 7% 207 5% 253 5%
II. Phân theo thời hạn 3,781 4,135 5,089
- Không kỳ hạn 1,096 29% 1,418 34% 1,532 30%
- Có kỳ hạn dưới12 tháng 1,539 41% 709 17% 2,580 51% - Có kỳ hạn trên 12 tháng 1,146 30% 2,008 49% 978 19%
III. Phân theo tính chất
nguồn vốn huy động 3,781 4,135 5,089
- Tiền gửi dân cư 2,559 68% 2,810 68% 3,378 66% - Tiền gửi tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội 1,222 32% 1,325 32% 1,711 34%
- Tiền gửi, tiền vay tổ chức
tín dụng, tổ chức tài chính 0 0% 0 0% 0 0%
Nguồn: Vietcombank Long An
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là “vay
để cho vay”, do đó vốn là yếu tố quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Nguồn
vốn huy động đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh đặc biệt là
nguồn vốn huy động tại dân cư có tính chất bền vững hơn các nguồn vốn huy động khác từ các tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng kinh doanh ổn định, có đủ lượng tiền để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như việc mở rộng đầu tư tín dụng.
Kết quả tổng hợp tại bảng 2.1 cho thấy tổng mức vốn huy động tăng qua các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 3,781 tỷ đồng; 4,135 tỷ đồng; 5,089 tỷ đồng. Huy động vốn từ tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2017 – 2019. Năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 2,559 tỷ đồng; 2,810 tỷ đồng và 3,378 tỷ đồng với tỷ trọng lần lượt là 68% năm 2017; 68% năm 2018 và 66% năm 2019 trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 251 tỷ đồng (tăng 9.8%); năm 2019 so với năm 2018 tăng 568 tỷ đồng (tăng 20.2%). Tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng qua các năm nhờ sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi, sự đa dạng của kỳ hạn, sự linh hoạt, các tiện ích và chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, sự đột phá của Ban Giám đốc Vietcombank Long An trong việc cải cách phong cách, thái độ phục vụ khách hàng của bộ phận cán bộ trực tiếp giao dịch khách hàng nên Vietcombank Long An đã đem đến cho khách hàng sự hài lòng, tin tưởng vào ngân hàng từ đó thu hút nguồn vốn dân cư ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ các tổ chức (tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng) qua các năm có xu hướng giảm sút, nguyên nhân chính là do nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm mạnh do tác động ảnh hưởng của các chính sách giản, giảm, miễn thuế, đồng thời Chính Phủ thực hiện các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết 13,14, làm nguồn tiền gửi của các khách hàng lớn tại Vietcombank Long An có các yếu tố từ ngân sách Nhà nước như Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã Hội,… giảm mạnh.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 2017 - 2019: Tổng dư nợ tín dụng tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, cụ thể: Năm 2018, mức tăng tuyệt đối so với năm 2017 là 491,000 tỷ đồng, tốc độ tăng 13.3%. Năm 2019, mức tăng tuyệt đối so với năm 2018 là 513 tỷ đồng, tốc độ tăng 12.24%.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
I. Tổng dư nợ cho vay 3,699 4,190 4,703
II. Dư nợ theo kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn 2,219 60% 2,698 64% 2,963 63%
- Dư nợ trung hạn 555 15% 629 15% 705 15%
- Dư nợ dài hạn 925 25% 2,070 49% 1,035 22%
III. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
- Dư nợ cá nhân 1,153 31% 1,698 40% 2,268 48%
- Dư nợ DN và HTX 2,546 69% 2,492 60% 2,435 52%
Nguồn: Vietcombank Long An
Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Dư nợ tín dụng theo thời hạn trung hạn là 15% trong giai đoạn nghiên cứu. Dư nợ tín dụng dài hạn tăng mạnh năm 2018 và giảm 2019, nhưng dư nợ tín dụng theo thời hạn ngắn hạn chiếm 3 trọng cao trong giai đoạn nghiên cứu: Năm 2018, mức tăng tuyệt đối so với năm 2017 là 479 tỷ đồng, tốc độ tăng 21.58%, năm 2019, mức tăng tuyệt đối so với năm 2018 là 265 tỷ đồng, tốc độ tăng 9.8%.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Tổng thu 577,000 660,500 783,000 14.47% 18.55% Tổng chi 502,700 480,000 512,000 -4.52% 6.67% Chênh lệch 74,300 180,500 271,000 142.93% 50.14% Nguồn: Vietcombank Long An
Trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh Vietcombank Long An đã không ngừng lớn mạnh. Năm 2017 năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2012- 2017), nền kinh tế nước ta nói chung và Long An nói riêng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu mỏ, vàng và các loại ngoại tệ mạnh với
biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp...làm chỉ số CPI tháng 12/2017 của Long An tăng 1,55% so với chỉ số giá tháng 12/2016. Bên cạnh đó, Long An có thêm nhiều kênh huy động vốn mới như hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán, trái phiếu xây dựng thủ đô lần thứ nhất, một số tổng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp...khiến cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên quyết liệt. Ngoài ra, tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm, gây ách tắc về vốn của các doanh nghiệp, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Sang đến năm 2019, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 6.8%. Các hoạt đông kinh tế càng về tháng cuối năm càng sôi động, lãi suất của các ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnh hiện đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất của Fed. Gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng lãi suất huy động để có đủ vốn cho hoạt động cuối năm.
Hình 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019
Nguồn: Vietcombank Long An
Tại địa bàn Long An tuy phải đối phó với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội: Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, tình trạng tăng giá khá phổ biến, nhất là ở một số hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán, mức độ gia tăng sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại nhập do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong năm đầu tiên chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)...nhưng xét về tổng thể, tình hình kinh tế xã hội của Long An trong năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Long An tăng 11,6% so với cùng kỳ năm
Tổng thu (triêu đồng) Tổng chi (triêu đồng) Chênh lệch (triêu đồng)
577,000 502,700 74,300 660,500 480,000 180,500 783,000 512,000 271,000
trước, kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng tương ứng 20,6 và 17,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng tại địa bàn Long An năm 2019 vẫn phát triển khá ổn định, các chỉ tiêu đều ở mức cao so với toàn quốc.
Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Thu nhập năm sau so với năm trước tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Chi phí năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 22,7 triệu đồng, tốc độ giảm 4.52% nên chênh lệch thu chi năm 2018 so với 2017 là 180,500 triệu đồng. Năm 2019, chi phí tăng 6.67% với mức tăng tuyệt đối 32,000 triệu đồng, chênh lệch thu, chi tăng lên 271 triệu đồng.