IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:.
2) Kỹ năng: 3) Thái độ:
3) Thái độ: II) Chuẩn bị:
1) Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
2) Dụng cụ , thiết bị:
- Hình ảnh trong sách giáo khoa, phòng máy, máy chiếu.
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu thuật toán để kỉêm tra một xâu có phải là xâu đối xứng hay không? - Thuật toán kiểm tra xâu đối xứng mà không dùng đến xâu thứ 2?
- Thuật toán thông báo ra màn hình số lần xuất hiện của mỗi chữ cái tiếng anh trong xâu - Thuật toán thay thế tất cả các cụm kí tự ’anh ’bằng kí tự ‘em’.
3) Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Hình thức : ôn tập
• Nội dung : khai báo gián tiếp kiểu dữ
liệu mảng một chiều.
• Kiến thức : type <tên kiểu mảng> =
array [kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
• Var <tên biến mảng>:<tên kiểu mảng>;
Hoạt động 2:
• Hình thức : giới thiệu
• Nội dung : đưa ra một số ví dụ trong thực
tiễn giúp các em nhận định được kiểu dữ liệu. Trong những trường hợp nào thì kiểu bản ghi sẽ được sử dụng kiểu bản ghi để khai báo. Sự khác biệt giữa các kiểu dữ liệu .Nội dung khái niệm kiểu bản ghi.
• Kiến thức : Cho một số ví dụ, Dữ liệu
bao gồm nhiều đối tượng có cùng một số thuộc tính và các thuộc tính có thể có kiểu dữ liệu khác nhau. Giống như ở kiểu mảng, chúng ta không thể nhập xuất giá trị của một biến kiểu bản ghi như nhập xuất giá trị của biến kiểu dữ liệu chuẩn mà phải nhập xuất cho từng phần tử kiểu bản ghi. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu
Dữ liệu kiểu bản ghi dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
Ví du1ï: bảng kết quả thi Các đối tượng : các thí sinh
Các thuộc tính: điểm thi các môn học , họ tên, ngày sinh, xếp loại…
Ví dụ 2 : Hoá đơn bán hàng Các đối tượng: các hoá đơn
Các thuộc tính : tên hàng, đơn giá,chủng loại, số lượng bán, giá thành…
Ví dụ 3: hồ sơ bệnh án
Các đối tượng:bệnh nhân của bệnh viện
Các thuộc tính : tên, bệnh án, bác sĩ điều trị, ngày vào viện, ngày xuất viện, đìều trị nội hay ngoại trú…..
Ví dụ 4: Thời tiết trong tháng của một địa phương Các đối tượng :thời tiết các ngày
Các thuộc tính : độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, gió, thuỷ triều,…….
Để mô tả các đối tượng như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép xác định kiểu bản ghi.
có cấu trúc .Một bản ghi gồm các thành phần (trường) khác với các kiểu dữ liệu có cấu trúc khác (mảng, chuỗi) các trường có thể có kiểu dữ liệu khác nhau.Kiểu bản ghi hữu ích cho nhiều bài toán quản lí.
Hoạt động 3:
• Hình thức : theo nhóm/cá nhân
• Nội dung : Cho ví dụ về kiểu bản ghi(lên
bảng trình bày)
• Kiến thức : Xuất phát từ nhu cầu quản lí
trong thực tiễn giúp học sinh nhận ra được vai trò, cách thức sử dụng kiểu dữ liệu bản ghi.
Hoạt động 4:
• Hình thức : giảng giải
• Nội dung : Cách thức nhận biết kiểu dữ
liệu bản ghi, cách khai báo kiểu bản ghi trong pascal.
• Kiến thức :Bao gồm tên kiểu bản ghi,
các thuộc tính(trường) kiểu dữ liệu của mỗi trường, cách khai báo biến và cách thức truy cập các trường.Để tiện cho việc xử lí, các thuộc tính phải biểu diễn trong những kiểu dữ liệu khác nhau.Mô tả kiểu bản ghi được bắt đầu bằng từ khoá
record và kết thúc bằng từ khoá
end .Giữa hai từ khoá đó là phần khai báo các trường gồm tên trường, dấu hai chấm, rồi đến kiểu dữ liệu của trường đó và kết thúc bởi dấu chấm phẩy.
Hoạt động 5:
• Hình thức : vấn đáp+giảng giải
• Nội dung : Cách thức tham chiếu đến
từng trường của mảng A.Cách thức tham chiếu đến từng trường của bản ghi.
• Kiến thức : A[i] : tham chiếu đến phần tử
thứ I của mảng A.Đối với kiểu bản ghi, mỗi trường được xác định bởi tên biến bản ghi và tên trường (ngăn cách bởi dấu chấm.).
Hoạt động 6:
• Hình thức :theo nhóm
• Nội dung : Khai báo kiểu bản ghi cho ví
dụ :bảng kết quả thi, hoá đơn bán hàng.
• Kiến thức : Biết cách khai báo kiểu bản
ghi, truy cập từng trường của bản ghi .Lựa chọn kiểu dữ liệu hợp lí.
+ Tên kiểu bản ghi
+ Tên các thuộc tính (trường) + kiểu dữ liệu của mỗi trường + Cách khai báo biến
+ Cách tham chiếu đến trường
1) Khai báo:
Type <tên kiểu bản ghi> =record <tên trường 1>:<kiểu trường 1>; ………..
<tên trường k>:<kiểu trường k>;
Var <tên biến bản ghi>:<tên kiểu bản ghi>; Ví dụ 1: Type hocsinh=record Hoten:string[30]; Ngaysinh:string[10]; Gioitinh:boolean; Tin,toan,li,hoa,sinh,su,dia:real; Xeploai:char; End; Var a,b:hocsinh;
Lop : array[1..50] of hocsinh; Cách thức tham chiếu:
+ Xem ngày sinh của học sinh A ta thực hiện : A.ngaysinh
+ Biết điểm toán của học sinh A ta thực hiện : A.toan
+ Để biết được xếp loại của một học sinh thứ I bất kỳ trong lớp ta thực hiện :
Lop[i].Xeploai Ví dụ 2:
Type hoadon = record Tenhang : string[50]; Dongia : real;
Chungloai: string[10]; Soluongban : word; Giathanh , thanhtien: real; End;
Var luutru: array[1..100] of hoadon Cách thức tham chiếu:
+ Muốn biết được số lượng bán của hoá đơn thứ 10 ta thực hiện : luutru[10].soluongban
+ Muốn biết tên hàng của hoá đơn thứ 50 ta thực hiện : luutru[50].tenhang.
4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
- Khác với kiểu mảng, trong kiểu bản ghi , các trường có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau. - Cách khai báo kiểu dữ liệu bản ghi.
- Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lí.
5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
- Ôn lại lí thuyết về mảng .
- Thực hiện từng bước giải bài toán, viết được chương trình đơn giản về mảng, xâu - Xem trước và chuẩn bị phần câu hỏi và bài tập trang 79.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:.
- Cho các em lấy thật nhiều ví dụ trong thực tế để hiểu hết ý nghĩa của kiểu dữ liệu và ngôn ngữ lập trình.
- Cần phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Nâng cao chất lượng bài giảng, đầu tư vào việc soạn giáo án thật tốt để tăng cường khả năng giảng dạy.
Ngày soạn : 10 / 01 / 10
Chương IV: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC
Bài 11 § 11 KIỂU BẢN GHI Tiết PPCT : 32
I)Mục đích, yêu cầu: 4) Kiến thức :
- Biết khái niệm kiểu bản ghi.
- Biết cách khai báo kiểu bản ghi, truy cập trường của bản ghi.