Đưa dữ liệu ra màn hình:

Một phần của tài liệu giao an ca nam 11 (Trang 28 - 31)

III) Tiến trình lên lớp:

2) Đưa dữ liệu ra màn hình:

Đưa dữ liệu ra màn hình, Pascal cung cấp thủ tục chuẩn :

Write (<danh sách kết quả ra>); Hoặc

Writeln(<danh sách kết quả ra>);

Trong đó , danh sách kết quả ra có thể là tên biến đơn, biểu thức hoặc hằng

Các hằng xâu thường được dùng để tách các kết quả hoặc đưa ra chú thích.Các thành phần trong kết quả ra được viết cách nhau bởi dấu phẩy. Với thủ tục write, sau khi đưa các kết quả ra màn hình , con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo. Với thủ tục writeln , sau khi đưa thông tin ra màn hình , con trỏ sẽ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo.

Ví dụ :

Write (‘Hay nhap gia tri tiep theo’); Writeln (‘Ban la ai ???’);

Ví dụ:

Cho 3 số thực a,b,c . hãy tính tổng của chúng . Bài làm

Program tong3so; Uses crt;

Var a,b,c : real; Begin

Hoạt động 4:

Hình thức : tập thể

Nội dung : Làm quen với một chương

trình Pascal đơn giản hoàn chỉnh

Kiến thức : Hiểu rõ các thủ tục vào ra

đơn giản . Cách sử dụng , vị trí, chức năng của thủ tục vào ra.

Writeln(‘Hay nhap 3 so thuc : ’); Readln(a,b,c);

Writeln(‘Tong cua 3 so la : ’, a+b+c); Readln;

End.

4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:

- Nắm được cách thức đưa dữ liệu ra màn hình và nhập dữ liệu từ bàn phím.

5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :

- Lưu ý cách định dạng khi đưa thông tin ra màn hình.

- Đọc trước bài :” Soạn thảo, dịch , thực hiện và hiệu chỉnh chương trình”.

IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

- Cần có những ví dụ sát với một bài toán cụ thể nào đó.

- Giúp học sinh phân biệt được giữa read và readln, giữa write và writeln. - Cách định dạng số thực, số nguyên khi đưa ra màn hình.

- Lưu ý cách thức đưa ra màn hình một chuỗi.

Chương II:

CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

Bài 8 § 8 SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VAØ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH

Tiết PPCT : 8

I)Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức :

- Biết các bước : Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. - Biết một số công cụ của môi trường Turbo Pascal.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.

- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.

3. Thái độ: II) Chuẩn bị: II) Chuẩn bị:

1) Tài liệu, bài tập:

- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

2) Dụng cụ , thiết bị:

- Hình ảnh trong sách giáo khoa.

III) Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.

2) Kiểm tra bài cũ:

- Sử dụng thủ tục vào /ra để áp dụng cho một số bài toán đơn giản. - Hoàn tất một chương trình Pascal đơn giản .

3) Bài giảng:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1:

Hình thức : cá nhân

Nội dung : Các bước để giải một bài

toán?

Kiến thức :

- Xác định bài toán

- Lựa chọn và xây dựng thuật toán - Viết chương trình

- Hiệu chỉnh - Viết tài liệu

Hoạt động 2:

Hình thức : cá nhân

Nội dung : . Trình tự thực hiện chương

trình?

Kiến thức : .soạn thảo, dịch, thực hiện và

hiệu chỉnh chương trình

Hoạt động 3:

Hình thức :giảng giải

Nội dung : đặc điểm chương trình dịch

TP?.

Kiến thức : Chương trình dịch TP thuộc

loại biên dịch.Lỗi cú pháp được phát hiện ngay trong quá trình dịch . Khi gặp lỗi , TP sẽ không dịch tiếp mà dừng lại cho biết lỗi và vị trí của lỗi .Vì vậy , trong quá trình soạn thảo chương trình có thể dùng chương trình dịch để sửa đổi các lỗi của chương trình.

Hoạt động 4:

Hình thức : tập thể / theo nhóm

Nội dung : Cách thức để giải một bài

toán phức tạp? Cho ví dụ minh hoạ ?

Kiến thức : Chia bài toán thành nhiều

nhiệm vụ độc lập và viết bổ sung dần từng đoạn chương trình tương ứng với từng nhiệm vụ ấy.Mỗi lần viết xong một đoạn chương trình tương ứng với một nhiệm vụ người ta dùng chương trình dịch để sửa lỗi ngay đoạn vừa viết. Có thể lấy ví dụ các công đoạn trong việc sản xuất sản phẩm may mặc, giày dép, chế tạo ôtô, đóng gói, canh tác…

Hoạt động 5:

Để có thể thực hiện chương trình được viết bằng một ngôn ngữ lập trình, ta cần soạn thảo, sử dụng chương trình dịch để dịch chương trình đó sang ngôn ngữ máy.

Trong chương trình tin học 11 để phục vụ cho việc soạn thảo, dịch và hiệu chỉnh chương trình ta dùng ngôn ngữ lập trình Pascal : Turbo Pascal hay Free Pascal.

+ Soạn thảo : Gõ nội dung của chương trình gồm phần khai báo và các lệnh trong thân chương trình. Về cơ bản, việc soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản. Lưu chương trình vào đĩa bằng cách nhấn phím F2 , nhập tên tệp rồi nhấn phím Enter (phần mở rộng ngầm định là .pas).

+ Biên dịch chương trình : Nhấn tổ hợp phím Alt + F9 . Nếu chương trình có lỗi cú pháp , phần mềm sẽ hiển thị một thông báo . Cần phải sửa lỗi nếu có, lưu lại chương trình và tiến hành biên dịch lại cho tới khi không còn lỗi.

+ Chạy chương trình : Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9.Nếu trước đó ta vừa dịch và không có lỗi thì chương trình được thực hiện ngay .Trong trường hợp ngược lại, chương trình sẽ được dịch và được thực hiện nếu không có lỗi.

Có trường hợp không còn lỗi khi thực hiện chương trình nhưng kết quả thu được vẫn sai.Trong trường hợp này , nguyên nhân thường do đọc dữ liệu sai hoặc viết chương trình chưa thể hiện đúng thuật toán hoặc thuật toán trong chương trình không đảm bảo tính đúng đắn.

+ Đóng cửa sổ chương trình : Nhấn tổ hợp phím

Alt + F3

+ Thoát khỏi phần mềm : Nhấn tổ hợp phím Alt + X

Hình thức : cá nhân

Nội dung : tìm hiểu thêm nội dung ở

trang 122 + trang 136

Kiến thức : Cho biết một số phụ lục liên

quan đến việc sử dụng Pacal. Ở trang 122 : môi trường làm việc của Turbo Pascal.Có rất nhiều nội dung hữu ích như : thanh bảng chọn, thao tác, trợ giúp, các hệ thống phục vụ lập trình trên Pascal. Một số thông báo lỗi(lỗi biên dịch, lỗi sinh ra trong quá trình chạy chương trình)

Hoạt động 6:

Hình thức :tìm hiểu theo nhóm

Nội dung : để kiểm tra tính đúng đắn của

thuật toán ta dùng một bộ dữ liệu đặc biệt để kiểm tra.Đặc điểm của bộ dữ liệu này?

Kiến thức : kích thước nhỏ, dễ dàng đóan

nhận được kết quả , dễ dẫn đến những trường hợp sai, kích thước lớn nhưng có qui luật tìm ra output bằng suy luận không nhờ máy tính, giá trị ngẫu nhiên.

4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:

- Màn hình soạn thảo, cách thức làm việc với màn hình soạn thảo turbo Pascal. - Chương trình dịch và những lỗi thường được thông báo khi dịch chương trình. - Cách thức thực hiện chương trình.

- Hiệu chỉnh như thế nào ? Tại sao cần phải hiệu chỉnh.

5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :

- Cố gắng đánh máy một chương trình bất kì và thưc hiện dịch và chạy thử chương trình. - Kiểm tra lỗi khi dịch , hiệu chỉnh, xem kết quả ban đầu.

- Ôn tập lại tất cả kiến thức và làm tất cả các bài tập của chương II đã được học từ bài 1 đến bài 8 nhằm chuẩn bị cho tiết bài tập và thực hành .

- BTVN : Tính thời gian của một việc nào đó là X giây. Hãy chuyển đổi và viết ra trên màn hình số thời gian trên dưới dạng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút, bao nhiêu giây ???

IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

- Giúp các em nắm rõ các thao tác với bàn phím khi soạn thảo trong môi trường Turbo Pascal. - Giới thiệu một số lỗi thường gặp phải ở phần cuối của sách giáo khoa.

- Hỗtrợ các em khi soạn thảo , chạy chương trình.

Một phần của tài liệu giao an ca nam 11 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w