9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Thứ nhất, tách bạch và phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng như thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trước đây, mục
đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý
điều hành…
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, phát triển mới các công cụ phòng ngừa RRTD song song với việc xây dựng ý thức về quản trị RRTD trong NHTM Việt Nam;
Thứ tư, xây dựng ngân hàng dữ liệu về CLTD thông qua việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong phân tích, đánh giá - xử lý nghiệp vụ
tín dụng.
Thứ năm, nâng cao CLTD thông việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động quản trịđiều hành. Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTD từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, quy chế. Các chính sách quản trị
nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo
đức nghề nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã đã trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến: (i) Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đo lường; và (ii) Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Công tác đo lường chất lượng tín dụng giúp ngân hàng đánh giá được mức
độ rủi ro của khoản vay, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng và là công cụ quan trọng giúp ngân hàng ra quyết định có nên cấp tín dụng hay không. Khi nền kinh tế càng phát triển thì ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng tín dụng để có thể giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre