Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 45)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam

Về nội dung quản trị rủi ro tín dụng: Để tiến hành quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng các nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm bốn giai đoạn gồm có nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, để nhận biết rủi ro tín dụng đơn vị chưa có quy định ban hành cụ thể, chi tiết về các dấu hiệu nhận biết rủi ro. Đối với đo lường rủi ro tín dụng, đơn vị đang sử dụng hai phương pháp: Phương pháp thứ nhất là sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng như quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, và các chỉ tiêu phản ánh mức an toàn vốn và chất lượng tín dụng; Phương pháp thứ hai là sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Với những nỗ lực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trong những năm qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đạt được nhiều cải thiện trong năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của mình. Cụ thể: trong năm 2019, Viettinbank liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm. Trên cơ sở an toàn vốn củaVietinbank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp vững chắc củaVietinbank trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Việt Nam, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu – Capital Intelligence (CI) tiếp tục khẳng định vị thế của Vietinbank khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính(Financial Strength Rating – FSR) của Vietinbank ở mức “BB - ”. Moody‟s đồng thời nâng triển vọng tín nhiệm của Vietinbank từ B2 lên B1. Bên cạnh đó, Fitch Ratings đã công bố nâng triển vọng tín nhiệm của Vietinbank từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của tổ chức này và nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ chính phủ (SRF) của Vietinbank từ B lên B+.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng là một trong số các Ngân hàng thương mại có uy tín trên thị trường. Không chỉ có uy tín mà công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng này cũng đã được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền Tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên không chỉ riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam mà cả hầu hết các đơn vị khác vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Năng lực tài chính: luôn được duy trì lành mạnh, đảm bảo hoạt động hiệu quả. Các chỉ tiêu về nợ xấu luôn được kiểm soát đảm bảo dưới 3% kể từ năm 2010 tới nay.

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng: mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng vẫn theo mô hình truyền thống nhưng đã được khá chặt chẽ. Trong đó, để hỗ trợ cho hội đồng quản trị và công tác quản trị rủi ro có ủy ban quản trị rủi ro và ủy ban chiến lược. Đồng thời cũng có hội đồng quản lý tín dụng trung ương và hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) hộ trợ cho Tổng giám đốc cùng ban điều hành. Phía dưới xây dựng khối quản lý rủi ro được tổ chức khá chặt chẽ.

Hệ thống thông tin quản lý: để nâng cao năng lực quản trị, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ công tác quản trị và điều hành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tích cực triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) và một số phân hệ quan trọng khác như TF, LOS,… Ngoài ra, ngân hàng cũng đã vàđang thực hiện xây dựng hệ thống kế toán quản trị, triển khai thực hiện các dự án ALM, FTP, MPA (quản trị tài sản nợ có, chuyển giá vốn và phân tích lợi nhuận đa chiều).

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng: xu hướng tất yếu cho các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh áp dụng hiệp ước vốn Basel II nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình. Để làm được điều đó, ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách về quản trị rủi ro như mô hình xác suất vỡ nợ (PD), mô hình tổn thất khi vỡ nợ (LGD).

1.4.2.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

- Thứ nhất,xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách hợp lý,

rõ ràng và khoa học. Trong đó, việc quy định quy trình tín dụng rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn đối với các bộ phận có liên quan là nhân tố quan trọng. Đồng thời, xây dựng quy trình tín dụng phải tránh chồng chéo, tạo được sự độc lập khách quan giữa các cấp thẩm quyền phán xét.

- Thứ hai,xây dựng và áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng

chuyên môn hóa quản lý theo chiều dọc thay vì chiều ngang, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.

- Thứ ba,áp dụng một cách triệt để nội dung, các quy định của hiệp ước

Basel và các quy định có liên quan của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, sự áp dụng, tuân thủ cũng phải phù hợp với thực tế của ngân hàng và của nền kinh tế.

- Thứ tư,tiếp cận các phương pháp đo lường, lượng hóa, chấm điểm khách

hàng hiện đại, phù hợp.

- Thứ năm,tăng cường công tác giám sát tín dụng, giám sát rủi ro tín dụng

thông qua việc quy định rõ ràng về chế độ báo cáo rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng.

- Thứ sáu,tổ chức đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực có đạo đức, có trình độ

chuyên môn vào các vị trí phù hợp.

- Thứ bảy, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín

dụng hiệu quả. Agribank có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để có thể

áp dụng mô hình QTRRTD. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều được xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin

là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng trong đó những nội dung về bản chất của rủi ro tín dụng, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là QTRR tín dụng, làm rõ khái niệm về QTRR tín dụng, sự cần thiết phải QTRR tín dụng, nội dung của QTRR tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, chương này đi sâu vào nghiên cứu các mô hình đo lường, mô hình QTRR tín dụng hiện nay đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng cùng với việc tuân thủ Hiệp ước Basel trong QTRR tín dụng. Để có cách nhìn nhận toàn diện về QTRR tín dụng, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm về QTRR tín dụng của một số quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển hoặc cùng trong khu vực có điều kiện kinh tế tương đồng với Việt Nam, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong QTRR tín dụng cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH TIỀN GIANG

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Trong quá trình hơn 30 năm hình thành và phát triển (1988 – 2019) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang luôn là đơn vị tiên phong trong việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trong thời kỳ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm, phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Agribank – CN Tiền Giang là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank có mạng lưới rộng nhất so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, với 11 chi nhánh loại II và 15 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II, đồng thời chiếm thị phần cao nhất cả về nguồn vốn huy động lẫn dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm cuối năm năm 2019 phải vốn huy động của Agribank – CN Tiền Giang đạt hơn 19.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30,43% trong tổng số vốn huy động trên các ngân hàng thương mại toàn tỉnh, dư nợ hơn 11.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 25,82% trong tổng dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Với tỷ lệ nợ xấu thời điểm cuối năm 2018 là dưới 0,5% thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Agribank – CN Tiền Giang là một trong những ngân hàng thực hiện tốt kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

nghiệp nông thôn, Agribank nói chung và Agribank – CN Tiền Giang nói riêng đã thực hiện tốt các chính sách được Đảng, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước giao như cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay đóng mới tàu theo nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định 68/2013/QĐ-TTg và Agribank – CN Tiền Giang đã thực sự là bạn đồng hành với nông nghiệp nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Nguồn: Agribank – Chi nhánh Tiền Giang

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Hiện nay, Agribank – CN Tiền Giang là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại tỉnh Tiền Giang với 11 chi nhánh cấp II và 15 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II, 33 máy ATM và 111 điểm POS chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số máy POS của các ngân hàng thương mại đặt tại đơn vị kinh doanh, dịch vụ tại Thành phố Mỹ Tho và khắp

các huyện trên địa bàn tỉnh. Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của Agribank – CN Tiền Giangqua các năm gần đây tương đối tốt, luôn đạt được vượt mức, toàn diện các mục tiêu đề ra. Đặc biệt trong 4 năm 2016 - 2019, Agribank – CN Tiền Giang đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất từ trước tới nay. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2016 -2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng SỐ TT TÊN CHỈ TIÊU NĂM 2016 2017 2018 2019 1 Nguồn vốn huy động 15444 17550 19350 21300 2 Dư nợ 9155 10403 11600 13240 3 Tổng doanh thu 1701 1911 2100 2359 - Thu từ lãi 1660 1865 2043 2283 - Thu ngoài lãi 41 46 57 76 4 Tổng chi phí 1203 1337 1469 1623 - Chi trả lãi 1145 1272 1408 1539 - Chi ngoài lãi 58 65 61 84 5 Lợi nhuận trước thuế 498 574 631 736

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang Hoạt động huy động

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

0 5000 10000 15000 20000 25000 2016 2017 2018 2019 Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động

- Xác định huy động vốn là hoạt động cơ bản đầu tiên, là cơ sở để triển khai và thực hiện các hoạt động kinh doanh, Agribank – CN Tiền Giang luôn ưu tiên nguồn lực cho công tác huy động vốn, đảm bảo cho chi nhánh có nguồn vốn huy động ổn định, luôn có sự tăng trưởng về quy mô và chất lượng qua các năm.

- Tỉnh Tiền Giang là nơi tập trung đông lượng dân cư có mức thu nhập khá vì vậy tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá tốt trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Điều này khiến cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng khá an toàn vì tiền gửi dân cư đa số đều là những khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.

- Nguồn vốn huy động khá ổn định qua các năm, giai đoạn trước 2016 tình hình kinh tế có nhiều biến động nên hoạt động huy động vốn gần như không có sự tăng trưởng, đến năm 2016 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, huy động vốn của Agribank – CN Tiền Giang lại tăng lên, đạt đến quy mô huy động vốn trên 15.000 tỷ đồng đây là kết quả đáng được ghi nhận.

Hoạt động cho vay

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

9,155 10,403 11,600 13,240 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2016 2017 2018 2019

Hoạt động cho vay tại Ngân hàng cũng đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận, đến năm 2016 dư nợ đã đạt trên 9.000 tỷ đồng và cuối năm 2019 đạt trên 13.000 tỷ đồng. Trong bất kỳ giai đoạn nào, Agribank – CN Tiền Giang cũng xác định tín dụng là mục tiêu trọng tâm hàng đầu, là hoạt động cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng vì vậy luôn không ngừng phát triển mở rộng danh mục khách hàng, đa dạng hóa cả về ngành nghề và thành phần kinh tế của khách hàng, đảm bảo hoạt động tín dụng luôn có sự tăng trưởng và ổn định.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm từ năm 2016 đến 2019, lợi nhuận đều tăng qua các năm, cụ thể 2017 tăng 77 tỷ đồng so với 2016 và năm 2018 tăng 57 tỷ đồng so với 2017, năm 2019 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 736 tỷ đổng. Tổng chi phí tăng qua các năm nguyên nhân là do chi nhánh phải lấy lãi suất cao, nguồn dân cư cũng giảm và chỉ tập trung ở kỳ hạn ngắn. Lãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)