Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giao diện tích ao hồ, mặt nước,…cho các hộ gia đình để họ

yên tâm mạnh dạn trong đầu tư và có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Chính quyền địa phương cần có chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư với các quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết các vùng, khu vực, ngành nghề ... hạn chế thấp nhất hiện tượng phát triển tự phát không theo quy hoạch dễ dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá”... tạo định hướng để ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

- Chỉ đạo các ngành, các cơ quan, các cấp tăng cường công tác khuyến công, khuyên nông, chuyển giao áp dụng công nghệ mới đối với cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn người nông dân định hướng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Chỉ đạo các cơ quan, các ngành, các cấp chính quyền từ huyện tới các xã, bản phối kết hợp với Ngân hàng trong việc đôn đốc nợ vay, xử lý phát mại tài sản thế chấp... giúp Ngân hàng nhanh chóng xử lý được tài sản thế chấp khi người vay không còn khả năng thanh toán nợ và giảm được rủi ro cho Ngân hàng.

3.3.2.Đối với Hội sở chính Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Một là, nâng cao chính sách tuyển dụng, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cán bộ và chính sách khen thưởng hợp lý

Nhờ thực hiện tốt công tác cán bộ những năm gần đây, Agribank đang có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ tốt. Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn còn tình trạng thừa số lượng, thiếu về chất lượng nên công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Phương hướng kinh doanh trong những năm tới của Ngân hàng trong những năm tới là tiếp tục thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị… Do đó, công tác cán bộ càng trở nên cần thiết.

Tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần tuyển dụng thêm cán bộ đặc biệt là CBTD

để bổ sung lực lượng vào các chi nhánh đang thiếu hụt và để mở rộng mạng lưới đang hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để thu hút

sinh viên giỏi từ các trường đại học thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, thương mại, kỹ thuật, pháp lý… cũng như người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp trường đại học là nguồn nhân lực trẻ, năng động. Chính sách tuyển dụng, công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng thu hút và tuyển chọn được cán bộ tốt từ nguồn nhân lực này.

Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ: nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp

vụ tín dụng yêu cầu cập nhật liên tục nội dung về chuyên môn nghiệp vụ và thay đổi về pháp lý. Do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình cụ thể, thường xuyên về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, buổi tập huấn nghiệp vụ… cho cán bộ ở chi nhánh trong toàn hệ thống. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ: Hiện nay, tiền lương được chi trả theo từng vị trí gắn liền với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, nhờ đó, ý thức và chất lượng công tác của các cán bộ nhân viên đã có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, để khuyến khích cán bộ công tác tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Ngân hàng vẫn cần có các chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý hơn.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình tín dụng

Việc hoàn thiện hệ thống quy định chính sách cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, để hoạt động tín dụng được thực hiện thống nhất tại mọi chi nhánh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá chất lượng chất lượng tín dụng nói chung, để phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại mỗi chi nhánh.

Ba là, Đa dạng hoá các loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để phân tán rủi ro

Hiện tại, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng đơn thuần và chưa đẩy mạnh mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác. Mặc dù hoạt động tín dụng là lĩnh vực cạnh tranh mạnh của Agribank nhưng lại chưa thật sự phát triển nên thị phần tín dụng có thể ngày càng sẽ bị thu hẹp, khi mà các NHTM khác đang có nhiều chính sách ưu đãi thu hút khách hàng, đến một lúc nào đó nếu

Agribank không có những chiến lược để giữ khách hàng tốt thì sẽ mất dần ưu thế và kết quả kinh doanh chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, để Agribank trở thành một NHTM có thế mạnh về hoạt động tín dụng và luôn đứng vững trên thương trường, Ban lãnh đạo Agribank cần phải:

Chỉ đạo các chi nhánh mở rộng các loại hình cho vay, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, cho vay mua cổ phần/ cổ phiếu, cho vay cán bộ công nhân viên mua nhà theo các dự án, cho vay hỗ trợ sinh viên du học; cần xác định rõ đối tượng khách hàng truyền thống mà Agribank cần tập trung phục vụ.

Trong quá trình nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhiều đặc tính hấp dẫn và phong phú, Agribank cần phải lường trước những rủi ro tiềm ẩn ngay trong những sản phẩm mới này để phòng ngừa hạn chế được rủi ro. Muốn vậy, mỗi khi phát triển một sản phẩm mới, giá của sản phẩm dịch vụ phải được tính toán trước theo các phương pháp tính giá hiện đại.

Bốn là, Xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng bài bản, khoa học

Để phục vụ công tác quản lý tín dụng hiệu quả, Agribank nên xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng bài bản, khoa học dễ cập nhật, dễ truy xuất giúp cán bộ tín dụng dễ dàng cập nhật và truy xuất thông tin phục vụ công tác thẩm định, phân tích khách hàng nhằm giảm thời gian, tiết kiệm chi phí. Agribank nên xây dựng kho dữ liệu thông tin tín dụng trên một phần mềm hiện đại, có đầy đủ các trường để lưu trữ thông tin khách hàng, có thể tích hợp thêm chức năng theo dõi tình trạng nợ và cảnh báo rủi ro. Có quy định rõ ràng về việc cập nhật thông tin khách hàng là một khâu trong quy trình tín dụng, Thông tin cập nhật cần được kiểm duyệt khắt khe nhằm đảm bảo nguồn thông tin chân thực, chính xác. Chi nhánh nên đề xuất với Hội sở chính triển khai chung một chương trình lưu trữ thông tin thống nhất để tạo nên một ngân hàng dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro cho toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã đạt được các kết quả như sau:Nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và định hướng quản lý RRTD nói riêng tại Agribank – CN Tiền Giang. Theo hướng đó, mở rộng tín dụng phải đi đối với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý RRTD; Hệ thống giải pháp và kiến nghị được đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ tại Agribank.

KẾT LUẬN

QTRR tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, từ đó tình hình kinh tế Việt Nam ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao,…

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, QTRR tín dụng.

Phân tích thực trạng QTRR tín dụng của ngân hàng qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong QTRR tín dụng của Agribank – CN Tiền Giang.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả QTRR tín dụng đối với Agribank – CN Tiền Giang.

Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước.

Tác giả hi vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Agribank – CN Tiền Giang thực hiện công tác QTRR tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tống Thị Vân Anh (2014). Luận văn thạc sĩ “QTRR tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2016) “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đăng Dờn (2014) “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 2014.

4. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về Chính xách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

5. Lưu Thị Việt Hoa (2014). Luận văn thạc sĩ: “QTRR tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”, trường Đại học Ngoại Thương.

6. Đoàn Thị Hồng (2017) Giáo trình bài giảng “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An.

7. Phạm Lê Long (2016). Luận văn thạc sĩ: “QTRR tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Hà Nội”, trường Đại học Thương mại.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Tiền Giang (2016 - 2019) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2016 -2018. 11.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh

Tiền Giang,Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng năm từ năm 2016 đến năm 2019.

12.Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

13.Quốc hội (2010), “ Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam”, số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010.

14.Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

15.Peter S. Rose (2002), “Commercial bank management”, Mc Graw Hill/Irwin; 16.Thomas Fisch (2000), “Dictionary of banking terms”, Barron’s educational, Inc,

N.Y;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)