Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 61)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Bộ máy tổ chức cấp tín dụng

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh các cấp

Nguồn: Agribank (2004), “Sổ tay tín dụng” Nhiệm vụ Phòng Tín dụng tại các chi nhánh

Các Phòng Tín dụng hoặc Phòng kế hoạch kinh doanh làm chức năng tín dụng có những nhiệm vụ chủ yếu sau: thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

Nhiệm vụ Phòng Thẩm định tại chi nhánh cấp 1

Phòng thẩm định tại các chi nhánh cấp I chủ yếu có nhiệm vụ: thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh các cấp

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng (Tổ) Thẩm Định Phòng (Tổ) Tín Dụng

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. Nhiệm vụ của Tổ Thẩm định tại chi nhánh cấp II Nhiệm vụ chủ yếu của tổ thẩm định tại chi nhánh cấp II gồm: thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền được quy định.

Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại chi nhánh có những nhiệm vụ sau:

Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh; thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN VN và các quy định và chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả; định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện;

- Thẩm quyền ra quyết định cho vay

Quy định về thẩm quyền phê duyệt Tín dụng/cấp tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-HĐTV-Tín dụng ngày 24/03/2007 của Chủ tịch hội đồng thành viên. Theo đó thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp tối đa là 150 tỷ đồng và khách hàng cá nhân tối đa là 50 tỷ đồng. Trong trường hợp Tín dụng/cấp tín dụng vượt thẩm quyền về giá trị và/hoặc thời hạn, Chi nhánh trình Hội sở chính phê duyệt.

- Chính sách tín dụng

Từ những rủi ro đã gặp phải trong quá trình kinh doanh những năm qua, hiện nay Agribank – CN Tiền Giang đang thực hiện “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế” với một số định

hướng cơ bản:

Tiếp tục tăng cường QTRR, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án thật sự khả thi và hiệu quả, đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn.

Hạn chế cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay bán lẻ, giảm dần cho vay đối với các Doanh nghiệpNN là khách hàng truyền thống của Ngân hàng nhưng tình hình tài chính chưa tốt, khả năng phát triển kinh doanh hạn chế, mạnh dạn cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chú trọng công tác thẩm định tín dụng và nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm để tăng trách nhiệm của khách hàng cũng như hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Phối kết hợp các dịch vụ ngân hàng đồng bộ để nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Tăng cường các giải pháp marketing, phát triển thương hiệu. Có chính sách hợp lý để tiếp cận các dự án đầu tư, các khách hàng trong các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.

- Quy trình tín dụng

Hiện nay Agribank – CN Tiền Giang đang thực hiện 2 quy trình tín dụng dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau:

Đối với cho vay cá nhân, hộ sản xuất: Áp dụng Quyết định 839/QĐ-NHNo- HSX “Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” ngày 25/05/2017.

Đối với các Doanh nghiệp : Áp dụng Quyết định 838/QĐ-NHNo-HSX “Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” ngày 25/05/2017.

- Bảo đảm tiền vay

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm

ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó Agribank – CN Tiền Giangcũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sảnkhông có giấy tờ về quyền sở hữu (nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất), một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.

- Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của Agribank – CN Tiền Giang. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do chủ yếu do Phòng cá nhân, hộ sản xuất và Phòng khách hàng Doanh nghiệp thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…Để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, Agribank – CN Tiền Giang có chủ trương yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi đầu tư dự án hoặc khi kinh doanh xuất nhập khẩu. Giải

pháp này đã phát huy tác dụng đáng kể khi thiên tai xảy ra, vốn rất thường xuyên ở nước ta, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất vốn vay.

- Công tác xử lý nợ xấu

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban Giám Đốc của Agribank – CN Tiền Giang yêu cầu các Chi nhánh trực thuộc linh hoạt trong giám sát xử lý nợ xấu, xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Những giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:

Thành lập Ban xử lý nợ xấu tại các chi nhánh gồm những thành viên là phụ trách phòng của các Phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Ban xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách toàn diện và liên tục.

Định hướng chung của Ngân hàng trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Đánh giá chung: Nhìn chung công tác QTRR tín dụng của Agribank – CN Tiền Giangđã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây, cụ thể là:

- Agribank – CN Tiền Giang đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác QTRR tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng. Agribank – CN Tiền Giang đã xây dựng một chính sách QTRR Tín dụng chặt chẽ, ban hành các văn bản, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

- Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng được hoàn thiện, đã thực hiện cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên cho các Chi nhánh

để tăng khả năng nắm bắt thông tin, sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

- Agribank – CN Tiền Giang đang kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm nợ xấu, thực hiện kiểm soát tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng trưởng dư nợ

2.3.2.Nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Để nhận diện dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank duy trì tương đối thường xuyên việc kiểm tra, giám sát các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cấp tín dụng nhằm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng giao dịch tại Agribank trước khi xem xét cấp tín dụng cũng như sau khi cấp tín dụng cho khách hàng gồm: Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế phương án vay vốn; Các thay đổi, biến động liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay; Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng; Các thông tin về thị trường và tình hình quan hệ giao dịch với các TCTD khác.Việc nhận diện dấu hiệu rủi ro thông qua các công việc thường xuyên như: Thu thập, phân tích các báo cáo tài chính, các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ; Tái định giá tài sản đảm bảo tiền vay theo định kỳ 6 tháng một lần đối với tài sản đảm bảo là động sản và 12 tháng đối với bất động sản; Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra tại địa đỉểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn; Giám sát các họat động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác và Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

Để xác định và nhận dạng được những rủi ro tín dụng đối với khác hàng, phương pháp chi nhánh sử dụng là phân tích báo cáo tài chính, phân tích các hợp đồng vay vốn cụ thể, thói quen, tập tục sản xuất của khách hàng, phối kết hợp với chính quyền địa phương… để đưa ra đánh giá chính xác nhất có thể.

Tuy nhiên do tập trung mạnh mẽ vào công tác phát triển kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng tín dụng nên công tác cảnh báo cũng như nhận diện rủi ro sau cho vay tại Agribank – CN Tiền Giang trong giai đoạn 2016-2019 chưa thực sự tốt. Môi trường kinh doanh bất ổn do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…). Một số khách hàng gặp khó khăn cũng như tình hình thị trường nhiều biến động nhưng chi nhánh chưa có được sự phản ứng phù hợp dẫn đến việc phát sinh nhiều khách hàng nợ xấu trong giai đoạn này, trong đó đa phần đều là những khách hàng truyền thống. Điều này do giai đoạn 2016-2019 nền kinh tế vĩ mô thực sự có rất nhiều biến động, hàng loạt Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn phải đóng cửa, tuy nhiên điều đó cũng cho chúng ta thấy công tác dự báo, nhận diện rủi ro tại Agribank – CN Tiền Giang chưa thực sự phát huy được hiệu quả dẫn đến ngân hàng chưa có phản ứng kịp thời với rủi ro của thị trường và khách hàng.

2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi.

Ngoài ra, Agribank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phương pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Do mô hoạt động của Agribank – CN Tiền Giang hiện nay chưa tách rời bộ phận thẩm định và bộ phận bán hàng, cho nên hoạt động đo lường rủi ro trước cho vay tại chi nhánh của Agribank – CN Tiền Giang chỉ dừng lại ở mức đánh giá cơ bản: pháp lý, tài chính, phương án vay vốn có phù hợp với chính sách của Agribank hay không. Nếu pháp lý của khách hàng có vấn đề hoặc tình hình tài chính thua lỗ/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)