6. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Kết quả đạt được
Với sự nỗ lực của các đơn vị phòng ban toàn chi nhánh cũng như sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo, công tác QTRR tín dụng tại Agribank – CN Tiền Giang luôn được thực hiện một cách triệt để. Cùng với sự hoàn thiện về hệ thống QTRR của Agribank cũng như sự hợp tác của Công ty xử lý nợ VAMC, công tác QTRR tín dụng tại Agribank – CN Tiền Giang đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ: - Thứ nhất, quy trình QTRR tín dụng tại Agribank – CN Tiền Giang đã phân tách được chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên, điều này tránh bị chồng chéo chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và xác định chính xác trách nhiệm của từng thành viên trong quy trình, từ đó các thành viên càng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, giúp giảm thiểu được tối đa rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
- Thứ hai, quy trình cấp tín dụng mà Agribank – CN Tiền Giang chịu sự giám sát chặt chẽ của Ban giám đốc, các phòng ban hỗ trợ nghiệp vụ, giúp hạn chế được tính chủ quan của mỗi cá nhân trong quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Mặt khác, điều này còn giúp cho quá trình cấp tín dụng được chuyên môn hóa hơn, rút ngắn được thời gian thẩm định khoản vay do đó năng suất lao động được nâng cao, đem lại thu nhập nhiều hơn cho Agribank – CN Tiền Giang.
- Thứ ba, công tác giám sát, xử lý tổn thất tại chi nhánh được thực hiện một cách quyết liệt và mang lại hiệu quả tốt. Thực tế giai đoạn 2016-2018 rủi ro tín dụng phát sinh tại chi nhánh là không hề nhỏ, tuy nhiên bằng sự cố gắng của mình Agribank – CN Tiền Giang đã quyết liệt xây dựng và đề xuất được nhiều giải pháp xử lý các khoản vay quá hạn mang lại lợi ích cho Ngân hàng cũng như khách hàng. Sự quyết liệt còn thể hiện ở mức độ phản ứng nhanh của bộ phận quản lý rủi ro khi
rủi ro tín dụng phát sinh bằng việc liên tục bám sát khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhanh chóng. Bằng sự quyết liệt và linh hoạt của mình, đến năm 2018 cơ bản đã kiểm soát được chất lượng tín dụng nằm trong mức cho phép của Agribank cũng như của NHNN.
- Thứ tư, cơ cấu tài sản đảm bảo đã được điều chỉnh về mức an toàn hơn. Trước đây với mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhanh, mạnh thì danh mục tài sản đảm bảo tại Agribank – CN Tiền Giang là khá đa dạng và tỷ lệ tài sản đảm bảo có tính an toàn cao như bất động sản, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên trong những năm gần đây, Agribank – CN Tiền Giang đã điều chỉnh tăng dần tỷ lệ của những loại tài sản đảm bảo này, tạo sự an toàn trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh
- Thứ năm, quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh được trích lập một cách đầy đủ theo đúng quy định của Agribank cũng như của NHNN, điều này giúp cho chi nhánh có thể chủ động sẵn sàng trong việc xử lý, tài trợ rủi ro đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm soát rủi ro ở trong mức cho phép