Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 51 - 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Hiện nay, Agribank – CN Tiền Giang là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại tỉnh Tiền Giang với 11 chi nhánh cấp II và 15 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II, 33 máy ATM và 111 điểm POS chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số máy POS của các ngân hàng thương mại đặt tại đơn vị kinh doanh, dịch vụ tại Thành phố Mỹ Tho và khắp

các huyện trên địa bàn tỉnh. Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của Agribank – CN Tiền Giangqua các năm gần đây tương đối tốt, luôn đạt được vượt mức, toàn diện các mục tiêu đề ra. Đặc biệt trong 4 năm 2016 - 2019, Agribank – CN Tiền Giang đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất từ trước tới nay. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2016 -2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng SỐ TT TÊN CHỈ TIÊU NĂM 2016 2017 2018 2019 1 Nguồn vốn huy động 15444 17550 19350 21300 2 Dư nợ 9155 10403 11600 13240 3 Tổng doanh thu 1701 1911 2100 2359 - Thu từ lãi 1660 1865 2043 2283 - Thu ngoài lãi 41 46 57 76 4 Tổng chi phí 1203 1337 1469 1623 - Chi trả lãi 1145 1272 1408 1539 - Chi ngoài lãi 58 65 61 84 5 Lợi nhuận trước thuế 498 574 631 736

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang Hoạt động huy động

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

0 5000 10000 15000 20000 25000 2016 2017 2018 2019 Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động

- Xác định huy động vốn là hoạt động cơ bản đầu tiên, là cơ sở để triển khai và thực hiện các hoạt động kinh doanh, Agribank – CN Tiền Giang luôn ưu tiên nguồn lực cho công tác huy động vốn, đảm bảo cho chi nhánh có nguồn vốn huy động ổn định, luôn có sự tăng trưởng về quy mô và chất lượng qua các năm.

- Tỉnh Tiền Giang là nơi tập trung đông lượng dân cư có mức thu nhập khá vì vậy tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá tốt trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Điều này khiến cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng khá an toàn vì tiền gửi dân cư đa số đều là những khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.

- Nguồn vốn huy động khá ổn định qua các năm, giai đoạn trước 2016 tình hình kinh tế có nhiều biến động nên hoạt động huy động vốn gần như không có sự tăng trưởng, đến năm 2016 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, huy động vốn của Agribank – CN Tiền Giang lại tăng lên, đạt đến quy mô huy động vốn trên 15.000 tỷ đồng đây là kết quả đáng được ghi nhận.

Hoạt động cho vay

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

9,155 10,403 11,600 13,240 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2016 2017 2018 2019

Hoạt động cho vay tại Ngân hàng cũng đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận, đến năm 2016 dư nợ đã đạt trên 9.000 tỷ đồng và cuối năm 2019 đạt trên 13.000 tỷ đồng. Trong bất kỳ giai đoạn nào, Agribank – CN Tiền Giang cũng xác định tín dụng là mục tiêu trọng tâm hàng đầu, là hoạt động cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng vì vậy luôn không ngừng phát triển mở rộng danh mục khách hàng, đa dạng hóa cả về ngành nghề và thành phần kinh tế của khách hàng, đảm bảo hoạt động tín dụng luôn có sự tăng trưởng và ổn định.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm từ năm 2016 đến 2019, lợi nhuận đều tăng qua các năm, cụ thể 2017 tăng 77 tỷ đồng so với 2016 và năm 2018 tăng 57 tỷ đồng so với 2017, năm 2019 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 736 tỷ đổng. Tổng chi phí tăng qua các năm nguyên nhân là do chi nhánh phải lấy lãi suất cao, nguồn dân cư cũng giảm và chỉ tập trung ở kỳ hạn ngắn. Lãi suất liên tục biến động làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thu hẹp dẫn tới việc chi trả lãi cao và việc trích quỹ dự phòng rủi ro qua các năm tăng do nợ xấu tăng làm cho tổng chi tăng. Bên cạnh đó tổng doanh thu đều đảm bảo được kế hoạch tăng trưởng qua các năm nguyên nhân chủ yếu là sự tăng trưởng và duy trì dư nợ ổn định, thu từ lãi vay năm sau đều vược 100% kế hoạch so với năm trước,

498 574 631 736 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2016 2017 2018 2019

Lợi nhuận trước thuế

nguồn thu ngoài lãi vay cũng tăng trưởng tốt góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng doanh thu chung chi nhánh.

Tóm lại, trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành, mặc dù chi phí trả lãi cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhưng chi nhánh đã tích cực tận thu tới mức tối đa như thu nợ đến hạn, xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản chi nên trong ba năm từ 2016 - 2019 quỹ thu nhập của chi nhánh vẫn đảm bảo đủ lương và thưởng, chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)