Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

Có thể nói, nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp, còn sử dụng vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo nền tảng vững chắc đối với hoạt động cho vay của chi nhánh. Do bám sát định hướng kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh đã đưa ra các chính sách hợp lý với phương châm: chất lượng, hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Agribank – CN Tiền Giangđã tập trung nhiều sức, thời gian cho việc giải quyết nợ quá hạn và đầu tư tối đa nguồn vốn nhằm tăng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Chi nhánh được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn và các Doanh nghiệp có nhu cầu lớn về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là lợi thế lớn đối với ngân hàng, tuy nhiên nền kinh tế cũng mới trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, nên có nhiều biến động, tăng trưởng tín dụng sẽ luôn đi kèm với rủi ro tín dụng đặc biệt với vai trò chủ đạo là phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đây là thị trường tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài ra trên địa bàn có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng chi nhánh đã nỗ lực trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay và đã đạt được những kết quả đáng kể.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo loại tiền tệ

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 9,155 100 10,403 100 11,600 100 13.240 100

- Dư nợ cho vay nội tệ thông thường 9,094 99.33 10,330 99.30 11,522 99.33 13.144 99.27% - Dư nợ cho vay

ngoại tệ 52 0.57 61 0.59 65 0.56 76 0.57%

- Dư nợ cho vay vốn ủy thác đầu tư

9 0.10 12 0.12 13 0.11 20 0.15%

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

Dư nợ qua các năm đều liên tục tăng trưởng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2017 đạt 10.403 tỷ đồng, tăng 1.248 tỷ đồng tương đương 14% so với năm 2016, trong đó: dư nợ nội tệ đạt 10.330 tỷ đồng, tăng 1.236 tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ đạt 61 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng, dư nợ cho vay vốn ủy thác đầu tư đạt 12 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng. Và tính đến 31/12/2019, tổng dư nợ đạt 13.240 tỷ đồng, tăng 1.640 tỷ đồng so với năm 2018 tương đương mức tăng 14,13%, trong đó: dư nợ nội tệ đạt 13.144 tỷ đồng, tăng 1.622 tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ đạt 76 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng, dư nợ cho vay vốn ủy thác đầu tư đạt 20 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng.

Xem xét về cơ cấu tín dụng, một số đặt điểm chính sau:

Theo kỳ hạn

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng Thời gian vay 2016 Tỷ trọng 2017 Tỷ trọng 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng - Ngắn hạn 4,497 49% 4,856 47% 5,576 48% 6320 48% - Trung han 4,032 44% 4,801 46% 5,218 45% 5673 43% - Dài hạn 625 7% 746 7% 806 7% 1247 9% Tổng 9,155 100% 10,403 100% 11,600 100% 13240 100%

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2016 - 2019, tín dụng trung dài hạn được duy trì ổn định chiếm tỷ lệ 49 -51% tổng dư nợ. Để đạt được con số ấn

tượng đó là nhờ sự nỗ lực của Agribank – CN Tiền Giang nói chung và cán bộ nhân viên nói riêng trong việc tìm kiếm các dự án, khách hàng mới, mặt khác cơ cấu cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 90% dư nợ cho vay, phần lớn với các mục đích có thời gian đầu tư trung dài hạn như các loại cây lâu năm, chăn nuôi các loại gia súc có giá trị cao,…Như vậy, cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trong dài hạn là khá ổn định và cân bằng phù hợp với tính chất của các nguồn vốn huy động.

Theo nhóm khách hàng

Trong giai đoạn năm 2016 – 2019 thực hiện chủ trương đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ như cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi và mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay tới nhân cá thể tăng đáng kể, đặt biệt cho vay hộ sản xuất và cá nhân ở các ngành nghề lĩnh vực thuộc nông nghiệp nông thôn vẫn là chủ đạo trong định hướng phát triển dư nợ luôn ổn định và duy trì ở mức khoảng trên 90% dư nợ cho vay. Từ mức 8.546 tỷ đồng vào cuối năm 2016 lên đến 11.810 tỷ đồng (31/12/2019) tăng 1,34 lần. Cho vay khách hàng pháp nhân chiếm tỷ trọng thấp, đến 31/12/2019 chỉ đạt khoảng 1.430 tỷ đồng tương đương 11% tổng dư nợ, tăng 2,35 lần so với năm 2016.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng KHCN 8.546 93,3% 9.624 92,5% 10.693 92,2% 11.810 89% KHDN 609 6,7% 779 7,5% 907 7,8% 1.430 11% Tổng 9.155 100% 10.403 100% 11.600 100% 13.240 100%

Nguồn: Agribank – chi nhánh Tiền Giang Cho vay theo một số chương trình của Chính phủ

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo một số chương trình của Chính phủ Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng

- Dư nợ cho vay theo Nghị

định 55/2015/NĐ-CP 8,004 87.4%

9,761 93.8%

10,845 93.5% 11329 85.57% - Dư nợ cho vay theo Nghị

định 67/2014/NĐ-CP 21 0.23% 28 0.27% 34 0.29% 43 0.32% - Dư nợ cho vay theo Quyết

định 68/2013/QĐ-TTg 77 0.84% 82 0.79% 89 0.77% 101 0.76%

Nguồn: Agribank chi nhánh Tiền Giang

Là ngân hàng thương mại gắn với sứ mệnh thúc đẩy phát triển “Tam nông” ngay từ những ngày đầu thành lập, Agribank – CN Tiền Giang luôn khẳng định vai trò chủ lực trong triển khai chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình tín dụng chính sách khác. Tính đến nay, tổng dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank – CN Tiền Giangđạt tỷ trọng 73,6% trên tổng vốn đầu tư và chiếm tới 51% thị phần tín dụng toàn ngành Ngân hàng đầu tư cho “Tam nông”.

Hiện nay, ngân hàng đang triển khai 9 chương trình tín dụng chính sách theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và nghị định của Chính phủ như: Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo; cho vay xây dựng nông thôn mới; cho vay gia súc, gia cầm; cho vay tái canh cà phê; cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; cho vay ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch”.

2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 9.155 100 10.403 100% 11.600 100% 13.240 100 Nhóm 1 8.922 97,5% 10.161 97,7% 11.307 97,5% 12.860 97,1% Nhóm 2 183 2,0% 198 1,9% 233 2,0% 322 2,4% Nhóm 3 20 0,2% 17 0,2% 19 0,2% 11 0,1% Nhóm 4 11 0,1% 5 0,0% 12 0,1% 5 0,0% Nhóm 5 19 0,2% 22 0,2% 29 0,3% 42 0,3% Nợ quá hạn 233 2,5% 242 2,3% 293 2,5% 380 2,9% Nợ xấu 50 0,5% 44 0,4% 60 0,5% 58 0,4% Nợ VAMC 14 0,2% 16 0,2% 0 0,0% 0 0%

Nguồn Agribank – chi nhánh Tiền Giang Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động cho vay của ngân hàng hay ít nhiều cũng là việc xác định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng cho vay là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý. Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2016 đến 2019 tương đối thấp nhưng xét về con số tuyệt đối thì tương đối cao và có xu hướng năm sau lại tăng hơn năm trước, cho thấy chất lượng cho vay của Chi nhánh chưa được đảm bảo tốt. Năm 2016 tỷ lệ này ở mức 2,5%; sang năm 2017 tăng mạnh lên tới 2,6%, năm 2018 thì tiếp tục được đẩy lên con số 2,8% tương đương mức tăng 183 tỷ đồng, 198 tỷ đồng, 233 tỷ đồng và năm 2019 là 2,9% số tuyệt đối là 380 tỷ đồng. Lý giải cho sự thay đổi không đồng đều qua các năm là do tình hình nền kinh tế qua các năm. Năm 2016, một số Doanh nghiệp sản

làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn khiến cho việc trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng. Đặt biệt, 90% dư nợ tại Agribank – CN Tiền Giang thuộc các lĩnh vực,ngành nghề nông nghiệp nông thôn, cụ thể giai đoạn năm 2016 – 2019 nông dân Tiền Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn bất ngờ ảnh hưởng nghiệp trọng hoa màu, vườn cây ăn trái và nguồn nước sinh hoạt của người dân, hoa màu, vườn cây ăn trái bị chết do nhiễm mặn dẫn đến mất mùa, sản lượng sụt giảm. Bên cạnh đó, một thời gian dài, người chăn nuôi thua lỗ liên tục vì giá heo hơi xuống thấp, nhiều chuồng trại đã bị “treo” hoặc giảm đàn để tránh thua lỗ thêm, người dân không có thu nhập, mất khả năng trả nợ, nợ xấu tăng cao. Ngoài ra sự quản lý lỏng lẻo của cán bộ cho vay tiếp tục khiến nợ quá hạn lại tăng cao.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của Agribank – CN Tiền Giang đang chứa đựng rất nhiều rủi ro từ hoạt động cho vay mà đòi hỏi phải tính toán định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm ra những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

Tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tư 12/2013/TT-NHNN thì nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng cho vay của ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.

Năm 2016, nợ xấu ở chi nhánh là 183 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,5% trên tổng dư nợ, năm 2017, tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh đã tăng lên là 198 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,4% tổng dư nợ và đến 2018 tổng dư nợ xấu tăng khá cao so với mức tăng năm 2017 lên con số 233 tỷ đồng. Đến năm 2019 tổng nợ xấu của chi nhánh là 58 tỷ đồng, tỷ lệ 0,4%. Nguyên nhân là do Agribank – CN Tiền Giangquyết định mua toàn bộ nợ xấu từ VAMC về để tự xử lý khiến nợ xấu toàn chi nhánh tăng đột biến và không còn dư nợ tại VAMC. Mặc dù, năm 2010, chi nhánh đã có biện pháp, văn bản cụ thể để chỉ đạo quyết liệt để giải quyết tình hình nợ xấu của chi nhánh, tuy đã

hoàn thành mục tiêu tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 1% nhưng về con số tuyệt đối thì chi nhánh lại không hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Trong đó, nợ nhóm 4,5 vẫn tiếp tục gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang

2.3.1.Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Bộ máy tổ chức cấp tín dụng

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh các cấp

Nguồn: Agribank (2004), “Sổ tay tín dụng” Nhiệm vụ Phòng Tín dụng tại các chi nhánh

Các Phòng Tín dụng hoặc Phòng kế hoạch kinh doanh làm chức năng tín dụng có những nhiệm vụ chủ yếu sau: thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

Nhiệm vụ Phòng Thẩm định tại chi nhánh cấp 1

Phòng thẩm định tại các chi nhánh cấp I chủ yếu có nhiệm vụ: thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh các cấp

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng (Tổ) Thẩm Định Phòng (Tổ) Tín Dụng

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. Nhiệm vụ của Tổ Thẩm định tại chi nhánh cấp II Nhiệm vụ chủ yếu của tổ thẩm định tại chi nhánh cấp II gồm: thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền được quy định.

Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại chi nhánh có những nhiệm vụ sau:

Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh; thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN VN và các quy định và chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả; định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên Trung tâm điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)