Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 31 - 35)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề mà mỗi ngân hàng đều quan tâm, nó quyết định sự thành công hay thất bại của từng ngân hàng. Do vậy, việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà nhằm nghiên cứu vận dụng

để phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết, những bài học kinh nghiệm chung nhất có thể rút ra như sau:

- Giải pháp tiết giảm nhân lực và chi phí cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính là việc không tách rời mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đã áp dụng tại một số ngân hàng.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam đều định hướng trong quá trình hoạt động kinh doanh cho mình là ngân hàng bán lẻ, nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất.

- Một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đều có xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng mạng lưới đến tận các xã, phường, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Nâng cao thu nhập từ dịch vụ (các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng). Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng cung ứng cho cá nhân và doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự tiện ích trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn còn khá thấp so với hệ thống các NHTM của các nước khác. Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trường, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng do vậy mà các ngân hàng cũng hết sức chú trọng việc đầu tư công nghệ. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ. Trong khi các ngân hàng thương mại trên địa bàn cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng được. Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu

mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm. Ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của ngân hàng đơn giản và nhanh hơn. Tất cả mọi người trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bước gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Điều này ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực sự còn yếu kém.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại; các phương pháp đánh giá, phân tích. Từ đây tạo tiền đề để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong các chương tiếp theo.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng thương mại nói riêng có sự khác biệt, theo đó hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại là hiệu quả kinh doanh đơn lẻ, chỉ đóng góp một phần vào hiệu quả kinh doanh chung của Ngân hàng thương mại do bị giới bởi một số nghiệp vụ ngân hàng phát sinh theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh các Ngân hàng thương mại, nhà quản lý cần phải nắm thật rõ thực trạng về nguồn lực của đơn vị mình, từ cơ cấu danh mục tạo ra các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận đến hệ thống quy trình nội bộ cũng như cơ chế vận hành hệ thống và khả năng quản trị điều hành của chính mình trong mối quan hệ thổng hòa với thị trường bên ngoài, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá để làm cơ sở xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình. Trong số các mục tiêu cốt lõi của chiến lược thì nâng cao hiệu quả tài chính, nâng cao năng suất lao động; phát triển khách hàng; hoàn thiện quy trình và cơ chế điều hành nội bộ; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng nhất.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 31 - 35)