Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 37 - 39)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Nguồn: Agribank Bình Đại, Bến Tre Ban lãnh đạo

Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người phụ trách chung, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám Đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc được thực hiện trong quyết định 168/QĐ/HĐ quá trình của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Giúp cho giám đốc là các Phó giám đốc trong chỉ đạo điều hành, tham gia chỉ đạo một số nghiệp vụ do giám đốc phân công và thay mặt giám đốc khi được ủy quyền, một phó giám đốc phụ trách tín dụng và hỗ trợ các giao dịch, một phó giám đốc phụ trách hoạt động ngân quỹ.

Kế toán ngân quỹ

▪ Bộ phận kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính; Quản lý các loại vốn, tài sản của Ngân hàng, tổng hợp, lưu

trữ hồ sơ, tài liệu và hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo cung cấp nội bộ Ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định.

▪ Bộ phận ngân quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp và cầm cố của khách hàng vay; Thực hiện thu chi bằng tiền mặt và thu đổi ngoại tệ.

▪ Một số ngiệp vụ có liên quan khác.

Phòng kế hoạch kinh doanh

▪ Bộ phận quản lý tín dụng: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn khách hàng, thẩm định thực hiện quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng;

▪ Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được phê trước khi giải ngân. Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu nợ. Hướng dẫn, hỗ trợ kiểm soát và mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc;

▪ Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng;

▪ Tư vấn và tiếp thị cho ngân hàng những sản phẩm phù hợp, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất ý kiến cho trưởng phòng và giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần;

▪ Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng;

▪ Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý tài sản của khách hàng;

▪ Đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay bảo lãnh;

▪ Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi vay;

▪ Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc của chi nhánh trong việc phán quyết cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp.

Phòng tổ chức – hành chính

Thực hiện công tác quản lý nhân sự và công văn của chi nhánh: quản lý công văn đi đến thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh.

Phòng giao dịch

▪ Phòng giao dịch thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh gồm 2 bộ phận: Tín dụng, ngân quỹ;

▪ Nhiệm vụ chính của phòng giao dịch là thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ ngân quỹ và cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)