Thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 53 - 54)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí của ngân hàng

Quản lý và sử dụng đầu vào là một phần trong khả năng quản trị điều hành của các lãnh đạo đơn vị hoạt động kinh doanh. Sử dụng đầu vào hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mà đơn vị nào cũng muốn. Chúng ta phân tích bảng dưới đây để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của ngân hàng:

Tỷ lệ chi phí/Thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì chi nhánh phải bỏ ra 87.23 đồng chi phí vào năm 2017; 84.06 đồng vào năm 2018 và đến năm 2019 là 81.48 đồng. Nhìn chung chỉ số này của ngân hàng qua 3 năm đều rất cao tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận được vì chỉ số này ở các năm đều nhỏ hơn 1 nhưng chỉ số này lớn dần qua các năm (có xu hướng giảm nhẹ). Do đó, trong thời gian tới ban lãnh đạo chi nhánh cần có những chính sách huy động vốn hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ chi phí/Lợi nhuận: Qua bảng số liệu trên ta thấy để tạo ra lợi nhuận của chi nhánh càng ngày càng gặp nhiều khó khăn, để đạt được một đồng lợi nhuận chi phí bỏ ra tăng rất nhanh qua các năm, đến năm 2019 ngân hàng cần 440 đồng chi phí mới tạo ra được một đồng lợi nhuận. Chỉ số này quá cao, chứng tỏ chi nhánh sử dụng chi

phí chưa thật sự hiệu quả. Đây là yếu tố không tốt cho họat động củ chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần tiết kiệm và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn.

Tóm lại, qua việc phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng bằng các chỉ tiêu tài chính giúp ta hiểu rõ hơn quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua từ năm 2017 - 2019. Nhìn chung năm 2018, 2018 môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn, kết quả kinh doanh đạt được khả quan hơn so năm 2019. Hai năm 2017, 2018 tình hình hoạt động có sự chuyển biến tốt hơn, tuy nhiên do mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính dẫn đến tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì vậy, ngân hàng cần huy động được nguồn vốn nhiều để cho vay làm tăng thu nhập, bên cạnh đó ngân hàng cũng không ngừng mở rộng quy mô của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường đáp ứng thêm các dịch vụ ngân hàng, tạo thêm mối quan hệ giao dịch thanh toán với các ngân hàng khác và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)