7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, trong ba năm qua Agribank - Chi nhánh huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã thực hiện định hướng đề ra là tăng trưởng tín dụng trên nền tảng khả năng tăng trưởng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng tập trung đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm của từng năm, đó là: chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng có chọn lọc, hạn chế cho vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, các lĩnh vực có nhiều rủi ro, đảm bảo phù hợp cơ
cấu cho vay theo nhu cầu trên địa bàn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về huy động vốn
Từ nhận thức huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng, là điềukiện để có thể
chủ động trong hoạt động kinh doanh, góp phần quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh luôn quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp cụ thể như: quảng bá tuyên truyền về hình ảnh Agribank, về các hình thức gửi tiết kiệm, thực hiện đổi mới tác phong giao dịch, giảm nhẹ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, đa dạng hoá các hình thức huy động, sử dụng linh hoạt các đòn bẩy kích thích như lãi suất, các chương trình tiết kiệm dự thưởng…
Số liệu bảng 2.1a và 2.1b cho thấy: trong ba năm 2017,2018 và 2019 nguồn vốn huy động của chi nhánh, chủ yếu là tiền gửi của dân cư tăng liên tục, ổn định cả về số
tuyệt đối và tương đối tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động tín dụng. Điều gây ấn tượng nhất là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng tăng cao tạo cơ hội cho chi nhánh trong tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn.Ngoài ra, sự tăng dần và
ổn định của tiền gửi thanh toán với chi phí lãi tiền gửi thấp, góp phần nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.
Nguyên nhân tiền gửi của dân cư tăng liên tục, ổn định thời gian qua là do : Một mặt, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn ngày càng phát triển, thu nhập tăng lên, bên cạnh việc dùng một phần đáp ứng nhu cầu tái đầu tư, phần còn lại dành cho nhu cầu tích lũy dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm (thường là hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, vì lãi suất cao) nhằm phục vụ cho các hoạt động trong tương lai. Mặt khác, trong thời gian qua, Agribank - Chi nhánh huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cũng đã tạo được lòng tin, uy tín nơi khách hàng từ việc nâng cao chất lượng phục vụ,
điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn với nhiều chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, thủ tục đơn giản … đã góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể.
Thứ hai, về hoạt động tín dụng -Về quy mô tín dụng:
Biểu đồ 2.1 và bảng 2.2 đã minh chứng quy mô tín dụng của chi nhánh không ngừng mở rộng và tăngtrưởng cả số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, tuy không cao nhưng ổn định. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, đặc biệt chi nhánh đã tập trung vào khu vực nông nghiệp nông thôn và từđó đã làm tăng thu nhập đáng kể.
-Về cơ cấu tín dụng:
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn được duy trì theo hướng tích cực, phù hợp với cơ
cấu cây trồng trên địa bàn, cho vay trung hạn xu hướng tăng dần qua các năm, lãi suất cho vay cao hơn ngắn hạn cũng làm gia tăng thu nhập cho chi nhánh(bảng 2.4). Nguyên nhân tỷ trọng cho vay trung hạn tăng dần trong thời gian qua là do Huyện Tân Trụ, tỉnh Long An là một huyện thuần nông và hiện đang tái cơ cấu cây trồng mạnh mẽ với cây thanh long, một loại cây ăn quả lâu năm và mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng cây thanh long đang ngày càng mở rộng một cách nhanh chóng (Hiện chiếm hơn 8.000ha/12.000ha diện tích đất nông nghiệp của huyện), mức độ rủi ro của các món vay trung dài hạn phục vụđối tượng này cũng không cao.
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng: Do cạnh tranh, khách hàng vay doanh nghiệp không tăng và ngày càng có xu hướng giảm, chi nhánh đã tăng tỷ trọng cho vay với khách hàng cá nhân (bảng 2.3a và 2.3b). Mặt khác, cho vay khách hàng cá nhân tăng cao còn do chuyển dư nợ cho vay của các DNTN sang cho vay khách hàng cá nhân theo quy định tại Thông tư 39 của NHNN Việt Nam và quy định của Agribank.
Về cơ cấu cho vay theo ngành nghề : Các khoản vay được thực hiện đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, không quá tập trung vào một ngành nghề sẽ phân tán rủi ro cho chi nhánh, góp phần tăng thu nhập. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã góp phần phát triển khu vực kinh tế nông thôn theo định hướng của Chính phủ (theo số liệu tại bảng 2.6).
Agribank chi nhánh Huyện Tân Trụ luôn xác định chất lượng tín dụng làmục tiêu quan trọng sống còn của đơn vị, vì vậy chi nhánh đã không ngừng tìm mọi biện pháp để có thể giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối (minh chứng tại bảng 2.9 và2.10). Mặt khác, vòng quay vốn tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng qua các năm thể hiện qua bảng 2.12 và bảng 2.13. Điều này phản ánh hoạt động tín dụng của chi nhánh có hiệu quả.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là nhờ có sự thống nhất đoàn kết một lòng từ Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ nhân viên. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ Đảng, Công đoàn và chuyên môn trong chi nhánh. Mặt khác, chi nhánh còn được sự
quan tâm chỉđạo của các Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ tận tình của các cấp chính quyền trên địa bàn mà chi nhánh hoạt động. Theo đó, Agribank chi nhánh Huyện Tân Trụđã nỗ lực thực hiện:
- Chính sách tín dụng linh hoạt, cạnh tranh và có định hướng rõ ràng : ưu tiên các khách hàng sản xuất kinh doanh có uy tín, có tình hình tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, có khối lượng tiền gửi lớn và có tài sản đảm bảo vững chắc, thường xuyên củng cố duy trì mối quan hệ với khách hàngtruyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh.
- Thường xuyên tiến hành phân loại, đánh giá và chăm sóc các khách hàng có quan hệ với chi nhánh.
- Duy trì các hoạt động kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ một cách thường xuyên nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh từđó hạn chế mức thấp nhất nợ quá hạn của chi nhánh.
- Thực hiện quy trình thẩm định phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng cho vay... Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ, giao từng món nợ quá hạn, nợ xấu đến từng CBTD, từ đó có biện pháp thu hồi hữu hiệu nhằm giảm đáng kể nợ quá hạn, nợ xấu khó thu hồi, từng bước nâng cao chất lượng nợ.
- Trình độ chuyên môn của CBTD và cán bộ thẩm định luôn được các nhà quản lý chi nhánh quan tâm như: cử cán bộ tham dựđầy đủ các lớp tập huấn cho CBTD về
phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, triển khai kịp thời các văn bản mới của Agribank …..
- Chi nhánh đã đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó góp phần mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong những năm qua, chi nhánh tích cực cung ứng tín dụng phục vụ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từđó dư nợ tín dụng nói chung mà trong đó dư nợ tín dụng trung hạn đã tăng lên đáng kể qua các năm.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Huyện Tân Trụ
còn có những hạn chế nhất định, đòi hỏi cần phải tiếp tục nắm bắt, nghiên cứu để
không ngừng cải thiện, nâng cao và duy trì chất lượng tín dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu vốn cho nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
-Về thu nhập từ hoạt động kinh doanh và từ hoạt động tín dụng.
Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019 của Agribank - Chi nhánh huyện Tân Trụ, tỉnh Long An gia tăng hàng năm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối (minh chứng qua bảng 2.8), trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu. Kết quả kinh doanh
đạt được thời gian qua là thành quả tổng hợp của hoạt động huy động vốn của chi nhánh, điều chỉnh lãi suất hợp lý, thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình chu đáo
đã thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngày gia tăng,đồng thời cũng là thành quả của hoạt động tín dụng như tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng, duy trì và tăng uy tín và vị thế của chi nhánh trên thị trường ngày càng vững mạnh, tạo lòng tin từ phía khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với chi nhánh.