Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụngcủa ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân trụ, tỉnh long an (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụngcủa ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Để đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng sau đây:

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính trừu tượng, rất khó xác định, thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát, tương đối. Các chỉ tiêu định tính thông thường bao gồm:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.

Thứ hai, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc: sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả tiền vay đầy đủ và đúng hạn, có tài sản đảm bảo... có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lý và an toàn cho ngân hàng.

Thứ ba, là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng

đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về qui mô, lãi suất, phí, thời gian cho vay, thái độ phục vụ của ngân hàng…

Thứ tư, đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng thể

hiện qua quá trình tác nghiệp của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữđầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.

Thứ năm, là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng như: công chứng, trung tâm giao dịch bảo đảm, các tổ chức, đoàn thểđể làm tốt công tác cho vay.

Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng vì vậy trên thực tế nói đến chất lượng tín dụng thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu

định lượng.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, người ta có thể sử

dụng các chỉ tiêu sau: ♦ Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ= Doan số thu nợ

Doanh số cho vay đến hạn thu hồi

- Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu vềđược bao nhiêu đồng vốn.

- Tỷ lệ này càng cao càng tốt. ♦ Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Tỷ lệ nợ quá hạn=Tổng nợ quá hạn

Tổng dư nợ ×100%

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng đểđánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

♦ Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ nợ xấu=Tổng nợ xấu

Tổng dư nợ ×100%

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để

phân tích thực chất chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh khả

năng quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. - Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

♦ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng=Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Trong đó:

ܦư nợ bình quân=dư nợđầu kỳ+dư nợ cuối kỳ 2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân trụ, tỉnh long an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)