Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành và các chương trình, kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành và các chương trình, kế

trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành

nước đối với công tác xã hội hóa công chứng. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành và các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý đối với công tác này.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng nói chung và hoạt động xã hội hóa công chứng nói riêng, từ khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành đến nay, Chính phủ, Bộ Tư pháp đã xây dựng, ban hành nhiều quy định, chính sách để triển khai thực hiện, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa công chứng.

Đầu tiên phải kể đến là Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện đẩy mạnh công tác xã hội hóa công chứng, chuyển đổi Phòng công chứng nhà nước thành Văn phòng công chứng.

Để triển khai Luật Công chứng năm 2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng, góp phần triển khai thi hành Luật được đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Tiếp đó là Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, quy định về thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; đào tạo nghề công chứng, khoá bồi dưỡng nghề công chứng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm; tổ chức và hoạt động công chứng; một số mẫu giấy tờ trong hoạt động công chứng.

Một bước tiến quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh xã hội hóa công chứng là việc Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, trong đó có lĩnh vực công chứng. Kể từ 01/01/2019, khi Luật này có hiệu lực thì việc phát triển các tổ chức hành nghề

công chứng tại địa phương không còn theo quy hoạch phát triển do Thủ tướng quy định, việc phát triển theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)