7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Khái quát các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 33 tổ chức hành nghề công chứng (4 Phòng công chứng và 29 Văn phòng công chứng) với 70 Công chứng viên hành nghề.
Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, phục vụ tốt các yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Các tổ chức hành nghề công chứng đã chủ động đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nhân sự, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động. Có thể nói, kết quả hoạt động công chứng trong thời gian vừa qua đã khẳng định rõ rệt vai trò của công chứng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân, tổ chức góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Công tác xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn có nhiều
điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện, đi vào chiều sâu, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời, chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, vai trò của mình.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020
2.2.1. Ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch về hoạt động xã hội hoá công chứng xã hội hoá công chứng
Với vai trò giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đưa hoạt động công chứng nói chung, hoạt động xã hội hóa công chứng nói riêng ổn định, phát triển.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 25/05/2012 về công chứng, chứng thực và chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sang các tổ chức hành nghề công chứng, theo đó địa bàn nào đã thành lập tổ chức hành nghề công chứng thì thực hiện việc chuyển giao công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản theo quy định; với những địa bàn chưa thành lập tổ chức hành nghề công chứng, người tham gia các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản được quyền lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn khác hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 1159/KH-UBND ngày 12/3/2013, việc ban hành Kế hoạch đã góp phần thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và bảo đảm được lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng giao dịch công chứng, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan,Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của ban hành Quy chế khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng, để triển khai thi hành Luật Công chứng được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, ngày 14/01/2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 63/QĐ- UBND ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh.
Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động công chứng, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng...Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 Quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức hành nghề công chứng thu tiền thù lao công chứng và thù lao dịch thuật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 04/5/2015 quy định mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Có thể nói, tại địa phương Lâm Đồng, việc ban hành và triển khai công tác này luôn được quan tâm, chú trọng thực hiện đảm bảo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Tư pháp; đồng thời đáp ứng điều kiện thực tế tại địa phương.
2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật nói chung và Luật Công chứng nói riêng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ công chứng viên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Điển hình như: năm 2015, Sở Tư pháp và Hội công chứng tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn về các văn bản pháp luật liên quan đến họat động công chứng và giao dịch bảo đảm, năm 2016, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn Luật Công chứng 2014 và các văn bản liên quan trong hoạt động công chứng, đặc biệt là những loại hợp đồng, giao dịch về giao dịch bảo đảm nhằm nâng cao nghiệp vụ cho công chứng viên và các đối tượng khác có liên quan.
Sở Tư pháp đã phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh nhằm duy trì các chuyên trang, chuyên mục pháp luật, từ đó đưa những quy
định của pháp luật về công chứng, chính sách hành nghề công chứng, xã hội hóa công chứng đi vào cuộc sống như chuyên mục “Thông tin pháp luật” (Báo Lâm Đồng), bản tin “Thông báo nội bộ” (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy)…; chú trọng viết, biên tập đăng tin, bài, ảnh giới thiệu văn bản mới và phản ánh hoạt động công chứng, xã hội hóa công chứng trong toàn tỉnh trên báo, đài, trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh...
Hàng năm, công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp công chứng luôn được Sở Tư pháp, Hội Công chứng viên tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề như: quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013, những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, kỹ năng tiếp xúc khách hàng, kỹ năng nhận diện giấy tờ giả...
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã cấp cho tủ sách pháp luật của các Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hơn 1000 cuốn tài liệu pháp luật: Luật Công chứng, Luật Xử lý vi phạm hành chính...; thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở địa phương mình. Việc tuyên truyền được thể hiện ngay trong việc hành nghề của công chứng viên, lấy phương châm mỗi công chứng viên là một tuyên truyền viên để người yêu cầu công chứng hiểu được chế định công chứng, hiểu về chủ trương xã hội hóa công chứng của Đảng và Nhà nước.
2.2.2.2. Cho phép thành lập các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh
tỉnh phù hợp với Luật Công chứng năm 2014, quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 2104/QĐ-TTg, nhằm góp phần thực hiện các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; chủ động đáp ứng được nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân, bảo đảm tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch được công chứng và yêu cầu đặt ra đến năm 2020 là phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai thực hiện Kế hoạch số 1159/KH-UBND, hiện nay mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng đã được thành lập tại 11/12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, với 33 tổ chức hành nghề công chứng (gồm 4 Phòng công chứng và 29 Văn phòng công chứng). Đặc biệt, tại địa bàn các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như Lạc Dương, Đam Rông cũng đã thành lập được tổ chức hành nghề công chứng.
Trong phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, việc thành lập các Văn phòng công chứng được chú trọng, ưu tiên phát triển theo chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Đảng và Nhà nước (29 văn phòng công chứng/33 TCHNCC, chiếm tỉ lệ 87.8%), Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
Hoạt động các tổ chức hành nghề công chứng đã đi vào ổn định, lượng việc và doanh thu từ năm 2015 đến nay đều tăng, đặc biệt là các Văn phòng công chứng đã thu được kết quả khá tốt, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Sự phát triển nhanh chóng của các Văn phòng công chứng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, bảo đảm tính pháp lý cho các quan hệ dân sự, tạo môi trường tin cậy cũng như góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính.
2.2.2.3. Cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
Thực hiện Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chủ trương chuyển đổi Phòng công chứng số 2 thành Văn phòng công chứng. Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.
Việc chuyển đổi Phòng công chứng số 2 thành Văn phòng công chứng nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng của Đảng và Nhà nước; giảm chi ngân sách, tinh giảm biên chế Nhà nước để chuyển ngân sách và số biên chế này thành lập Phòng công chứng số 5 tại huyện Đam Rông là huyện vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa dịch vụ công, từng bước phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Với lộ trình và tiến độ thực hiện việc chuyển đổi mô hình Phòng công chứng số 2 sang Văn phòng công chứng từ tháng 4/2015 ( khi được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy) đến tháng 11/2015 (khi có quyết định cho phép chuyển đổi của UBND tỉnh), có thể nói rằng, đây là trường hợp thực hiện đầu tiên của cả nước, nhưng quá trình thực hiện việc chuyển đổi đã được triển khai hết sức chặt chẽ, khoa học và trách nhiệm dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với tổ chức xã hội nghề nghiệp là Hội công chứng viên tỉnh, từ đó đã có một kết quả khả quan, đây cũng là cơ sở để
tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng mà đẩy mạnh hơn về chuyển đổi các Phòng công chứng còn lại thành Văn phòng công chứng trong thời gian sắp tới [39].
2.2.2.4. Cho phép thành lập, phát triển Hội công chứng viên
Ngày 03/01/2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Công chứng tỉnh Lâm Đồng. Hội Công chứng tỉnh Lâm Đồng là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các Công chứng viên đang hành nghề tại tỉnh Lâm Đồng, việc tham gia thành lập Hội nhằm trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội viên là công chứng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hội công chứng viên đã tổ chức Đại hội toàn thể các Công chứng viên lần thứ nhất vào ngày 30/3/2014, Đại hội đã thông qua Điều lệ và Chương trình hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ I (2014 - 2017), đã tiến hành bầu ra Ban chấp hành với 07 ủy viên và 03 ủy viên Ban kiểm tra của Hội. Ngày 23/5/2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1167/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội công chứng tỉnh Lâm Đồng. Hội chính thức hoạt động từ ngày 23/5/2014, biên chế, kinh phí hoạt động phương tiện làm việc của Hội do Hội viên tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Ngày 07 tháng 7 năm 2015, Bộ Tư pháp có văn bản số 2416/BTP- BTTP về việc thành lập, kiện toàn, củng cố Hội công chứng viên. Tại Mục 2