7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng trên
Đồng tại thành phố Bảo Lộc thành Văn phòng công chứng theo quy định.
Có thể nói, Hội công chứng viên tỉnh hoạt động đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và là cầu nối để các công chứng viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng góp phần trong việc xây dựng thể chế, chính sách sát thực tế xã hội. Đồng thời, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công chứng viên trong hoạt động nghề nghiệp.
2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng công chứng
Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cũng là một nhiệm vụ luôn được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng.
Hàng năm, Sở Tư pháp xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nhằm rà soát, đánh giá thực trạng và hiệu quả tổ chức, hoạt động, nắm bắt được những bất cập, mâu thuẫn, khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ, cũng như phát hiện những vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, chứng thực để kịp thời xử lý. Từ đó có những kết luận, kiến nghị cụ thể để cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét, có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, đưa hoạt động công chứng, chứng thực đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.
đúng trình tự, thủ tục công chứng, áp dụng công nghệ thông tin là các phần mềm nghiệp vụ, kế toán trong hoạt động công chứng, phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức liên quan trong tác nghiệp, thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước, giải quyết kịp thời yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Đội ngũ nhân viên làm việc cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, các Văn phòng công chứng còn tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công chứng cho nhân viên. Việc ký kết hợp đồng lao động, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hầu hết đã được các Văn phòng công chứng thực hiện đầy đủ và đúng quy định.
Tuy nhiên vẫn còn một số Văn phòng công chứng vẫn chưa thực hiện tốt, vẫn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót như: Ký kết hợp đồng lao động với nhân viên làm việc tại Văn phòng chưa tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động; công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đã chấm dứt hợp danh nhưng vẫn chưa bổ sung thành viên hợp danh mới; một số công chứng viên không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng; một số hồ sơ công chứng bản dịch chưa đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật công chứng năm 2014, việc thu phí một số việc công chứng bản dịch chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính, một số hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch thiếu mẫu dấu và mẫu chữ ký của tổ chức tín dụng; phần lời chứng chưa hoàn toàn phù hợp với Mẫu Lời chứng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 14/5/2015; một số giấy tờ trong thành phần hồ sơ photo không rõ ràng; việc mua bảo hiểm chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng; sổ công chứng hợp đồng, giao dịch chưa đầy đủ dữ liệu về giấy tờ nhân thân, nơi cư trú của người yêu cầu công chứng; sổ theo dõi sử dụng lao động ghi chưa đầy đủ danh sách
nhân viên nghiệp vụ, nhân viên khác khi được Văn phòng công chứng tuyển dụng, không có thông tin về số tiền bảo hiểm đã nộp; một số văn phòng chưa trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy...
Kết thúc các đợt thanh tra, kiểm tra, để đưa hoạt động công chứng đi vào nề nếp, ổn định, đảm bảo tính chính xác, đúng quy định của pháp luật góp phần đảm bảo an toàn pháp lý đối với hợp đồng, giao dịch dân sự, phòng ngừa tranh chấp, khiếu kiện xảy ra và giúp hoạt động công chứng ngày một phát triển lành mạnh, Sở Tư pháp yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng tiếp tục phát huy những mặt ưu điểm đã đạt được, đồng thời yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng nghiêm túc khắc phục những tồn tại, thiếu sót, rút kinh nghiệm chung các vấn đề còn hạn chế, tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo Báo cáo số 159/BC-STP của Sở Tư pháp, kết quả thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính từ khi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay thể hiện như sau: xử phạt 05 công chứng viên, một người yêu cầu công chứng có hành vi vi phạm hành chính đựơc quy định tại Điểm đ khoản 2 Điều 13, điểm e khoản 3 Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP; xử phạt 02 Văn phòng công chứng có hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, cụ thể:
Ngày 20/4/2015, Chánh thanh tra Sở ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Văn phòng công chứng Văn Long với mức phạt là 5.000.000 đồng, công chứng viên với mức phạt 10.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP; Ngày 12/2/2014, Chánh thanh tra Sở Tư pháp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng
viên Nguyễn Thọ Quang với mức phạt là 7.000.000 đồng do vi phạm vi định tại Điểm d khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP; đối với ông Thái Gia Đức với mức phạt là 7.000.000 đồng do vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
Nhìn chung, qua thanh tra, kiểm tra Sở Tư Pháp đã phát hiện, lập biên bản và xử lý kịp thời đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm là do ý thức chấp hành pháp luật của một số cá nhân, tổ chức chưa cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề còn hạn chế.