Yếu tố con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Yếu tố con người

Quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng được thực hiện thông qua chủ thể là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. Sự nhận thức và triển khai thực hiện của đội ngũ này là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản lý.

Bên cạnh đó, quan điểm, nhận thức của người dân với vai trò là chủ thể thụ hưởng chính sách cũng có sự ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, xét cho cùng hiệu quả quản lý đối với xã hội hóa công chứng cũng nhằm mục đích phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, việc xã hội hóa dịch vụ công chứng thực hiện được hay không phụ thuộc vào ý thức, sự chấp thuận của người dân.

Sự tham gia, ủng hộ của người dân càng lớn thì hoạt động quản lý nhà nước càng có điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu. Nhà nước bảo đảm các điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, việc tham gia này đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý nhà nước.

1.4.3. Yếu tố pháp luật

Việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật về xã hội hóa công chứng có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thể chế phù hợp, hệ thống pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, bảo đảm sự bao quát từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập hoặc là thành viên cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

1.4.4. Yếu tố kinh tế

Hoạt động công chứng ra đời xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế, các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại cần đảm bảo về mặt pháp lý, từ đó hoạt động công chứng có điều kiện phát triển. Trên thế giới cũng như ở

Việt Nam, nơi nào có nền kinh tế phát triển thì hoạt động công chứng cũng phát triển theo, ngược lại, kinh tế kém phát triển thì hoạt động công chứng cũng bị ảnh hưởng.

Hiện nay, sự phát triển của kinh tế thị trường có sự tác động trực tiếp đến hoạt động công chứng nói chung, làm cho nhu cầu về công chứng ngày càng tăng cao, ngày càng đa dạng, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động công chứng. Hoạt động quản lý nhà nước cũng chịu sự tác động nhiều từ yếu tố kinh tế.

1.4.5. Yếu tố khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế

Sự phát triển của khoa học, công nghệ góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả quản lý trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý…giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian và giảm các chi phí thực tế phát sinh.

Quá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng theo xu thế chung của thế giới, hội nhập quốc tế đòi hỏi việc hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ quản lý.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng, bao gồm các nội dung như khái niệm công chứng, xã hội hóa công chứng, quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng; các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ những nghiên cứu, đã rút ra được hai khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu, đó là:

Xã hội hóa công chứng là việc nhà nước thực hiện đổi mới phương thức tổ chức hoạt động công chứng, từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng là việc nhà nước đảm bảo hoạt động công chứng theo hướng xã hội hóa theo đúng quy định, đúng định hướng, mục tiêu mà nhà nước đã định; tăng số lượng và chất lượng của hoạt động công chứng để phục vụ người dân, đảm bảo cho hoạt động công chứng phát triển bền vững, ổn định, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng chịu tác động bởi các yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế pháp luật, con người, khoa học công nghệ, quá trình hội nhập quốc tế…và tại mỗi địa phương với điều kiện, yếu tố khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến công tác này.

Từ những nội dung đã phân tích ở chương I, sẽ là nền tảng để tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn

2.1.1. Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu nghiên cứu

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, có độ cao từ 800 đến 1500 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18 - 25 oC, diện tích 9.773,54 km2, có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện. Dân số gần 1.300.000 người với 4 dân tộc sinh sống. Phía Nam - Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp Khánh Hòa - Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai - Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiềm năng to lớn.

Tỉnh Lâm Đồng nhiều lợi thế về tài nguyên, là tiềm năng để các ngành kinh tế động lực phát triển. Bên cạnh đó, Lâm Đồng là một trong những tỉnh có thế mạnh về du lịch và dịch vụ, sở hữu hàng ngàn dinh thự cổ nổi tiếng, nhiều thác hồ, điểm tham quan, văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Mộc bản Triều Nguyễn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang; Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị tốt; phát triển thương mại, công nghệp, công nghệ thông tin, hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; đời sống vật chất và văn hóa của người dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Trong những năm gần đây, việc điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp của tỉnh đã có tác động tới sự phát

triển của hoạt động công chứng, nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Điển hình như việc phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị tại những địa bàn trọng điểm của tỉnh như: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Đức Trọng trong vài năm trở lại đây nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch đã tăng lên và cao hơn những địa bàn khác, tạo ra sự chuyển biến, ổn định và góp phần tăng doanh thu cho các tổ chức hành nghề công chứng.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đi cùng với số dân và sự phân bố dân cư là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, hoạt động công chứng trên các địa bàn. Những địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư tập trung đông, phân bố tương đối đồng đều, có các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, có các khu công nghiệp thì nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đó có sự ổn định và gia tăng hàng năm.

2.1.2. Khái quát các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 33 tổ chức hành nghề công chứng (4 Phòng công chứng và 29 Văn phòng công chứng) với 70 Công chứng viên hành nghề.

Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, phục vụ tốt các yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Các tổ chức hành nghề công chứng đã chủ động đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nhân sự, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động. Có thể nói, kết quả hoạt động công chứng trong thời gian vừa qua đã khẳng định rõ rệt vai trò của công chứng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân, tổ chức góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Công tác xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn có nhiều

điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện, đi vào chiều sâu, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời, chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, vai trò của mình.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020

2.2.1. Ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch về hoạt động xã hội hoá công chứng xã hội hoá công chứng

Với vai trò giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đưa hoạt động công chứng nói chung, hoạt động xã hội hóa công chứng nói riêng ổn định, phát triển.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 25/05/2012 về công chứng, chứng thực và chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sang các tổ chức hành nghề công chứng, theo đó địa bàn nào đã thành lập tổ chức hành nghề công chứng thì thực hiện việc chuyển giao công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản theo quy định; với những địa bàn chưa thành lập tổ chức hành nghề công chứng, người tham gia các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản được quyền lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn khác hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.

Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 1159/KH-UBND ngày 12/3/2013, việc ban hành Kế hoạch đã góp phần thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và bảo đảm được lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng giao dịch công chứng, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan,Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của ban hành Quy chế khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng, để triển khai thi hành Luật Công chứng được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, ngày 14/01/2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 63/QĐ- UBND ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh.

Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động công chứng, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng...Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy

ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 Quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức hành nghề công chứng thu tiền thù lao công chứng và thù lao dịch thuật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 04/5/2015 quy định mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Có thể nói, tại địa phương Lâm Đồng, việc ban hành và triển khai công tác này luôn được quan tâm, chú trọng thực hiện đảm bảo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Tư pháp; đồng thời đáp ứng điều kiện thực tế tại địa phương.

2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật nói chung và Luật Công chứng nói riêng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ công chứng viên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Điển hình như: năm 2015, Sở Tư pháp và Hội công chứng tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn về các văn bản pháp luật liên quan đến họat động công chứng và giao dịch bảo đảm, năm 2016, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn Luật Công chứng 2014 và các văn bản liên quan trong hoạt động công chứng, đặc biệt là những loại hợp đồng, giao dịch về giao dịch bảo đảm nhằm nâng cao nghiệp vụ cho công chứng viên và các đối tượng khác có liên quan.

Sở Tư pháp đã phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh nhằm duy trì các chuyên trang, chuyên mục pháp luật, từ đó đưa những quy

định của pháp luật về công chứng, chính sách hành nghề công chứng, xã hội hóa công chứng đi vào cuộc sống như chuyên mục “Thông tin pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)