Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, quá trình xã hội hóa, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng còn tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng phân bố còn chưa đồng đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...; còn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì các tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu

công chứng các hợp đồng, giao dịch.

Thứ hai, theo quy định của Luật Công chứng 2014, Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng, tại các địa phương phải ban hành Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng, bảo đảm việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng công khai, minh bạch. Tuy nhiên, đến ngày 03/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng mới ban hành Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh, các Văn phòng công chứng thành lập trước thời điểm này có quy mô nhỏ hơn Văn phòng công chứng được thành lập theo tiêu chí, có sự cạnh tranh khi lập Đề án thành lập nên chất lượng, quy mô được nâng lên.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có lúc chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng còn có điểm chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xử lý vi phạm có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa nghiêm.

Thứ tư, một số quy định pháp luật hiện hành còn chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng, đó là:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014 thì “Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập theo quy định của Luật công chứng số 82/2006/QH11 phải chuyển đổi thành Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 22 của Luật này”. Theo đó, Văn phòng công chứng chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu về tên gọi theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014: “Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công

chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Như vậy, khi thực hiện chuyển đổi, Văn phòng công chứng không còn được giữ nguyên tên gọi đã đăng ký, tên gọi đã gắn với uy tín, thương hiệu của Văn phòng công chứng trước đây. Ngoài ra, khi Văn phòng công chứng thay đổi trưởng văn phòng, địa điểm đặt trụ sở cũng phải thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng cho phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014.

- Điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng quy định: “Đã bị xử phạt

vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc”. Căn

cứ vào quy định này thì công chứng viên đã bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần mà còn tiếp tục vi phạm thì bị miễn nhiệm công chứng viên. Đây là quy định chưa phù hợp với khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời

hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”.

- Theo quy định tại Điều 27 Luật Công chứng, “Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh”.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh phải có điều lệ (Điều lệ này được nộp trong thành phần hồ sơ của thủ tục

hành chính đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh). Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, Luật Công chứng không quy định Văn phòng công chứng phải có Điều lệ.

- Khoản 1 Điều 44 Luật Công chứng quy định: “Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Khoản 2 Điều 44 Luật quy định: “Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”.

Căn cứ theo quy định trên, về nguyên tắc, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở nếu người yêu cầu công chứng thuộc trường hợp là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù và trường hợp “có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng” cũng được Luật cho phép công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể trường hợp nào được xem là “có lý do chính đáng khác”. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hành hành nghề công chứng trong hoạt động công chứng.

- Một số quy định trong Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng liên quan đến giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng, phương thức chuyển đổi Phòng công chứng chưa được cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xã hội hóa, chuyển từ Phòng công chứng nhà nước thành Văn phòng công chứng tư nhân và cần được hướng dẫn để

triển khai thực hiện.

Thứ năm, ngày 15/6/2018, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, theo đó bãi bỏ các quy định Quy hoạch về công chứng đã tác động đến sự phát triển của nghề công chứng. Tình trạng các Văn phòng công chứng thành lập không căn cứ vào nhu cầu công chứng theo từng địa bàn cấp huyện, chuyển trụ sở Văn phòng công chứng từ ngoại thành vào các quận nội thành đã bắt đầu xuất hiện. Điều này nếu không có giải pháp quản lý tổng thể sẽ dẫn đến sự phân bổ không hợp lý, làm mất cân đối, phá vỡ sự ổn định trong việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng. Từ đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ có cơ hội bùng phát, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề công chứng vốn đã được xây dựng, phát triển, kéo theo hiện tượng vi phạm pháp luật của một số tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nghề công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức có liên quan khi có yêu cầu công chứng. Hơn nữa, việc tiếp cận dịch vụ công chứng của người dân, doanh nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa sẽ gặp khó khăn hơn.

Thứ sáu, Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 03/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chưa có quy định ưu tiên, khuyến khích việc thành lập Văn phòng công chứng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có quy định nhằm đảm bảo Văn phòng công chứng sau khi được thành lập hoạt động ổn định, bền vững.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

- Nhận thức về chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, về bản chất của hoạt động công chứng, về chủ trương tách bạch giữa công chứng và chứng thực của một bộ phận cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về công chứng, của người dân còn chưa đầy đủ.

- Việc xã hội hóa công chứng là vấn đề còn mới, trong khi đó, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa được củng cố, kiện toàn, năng lực tự quản còn hạn chế, chưa theo kịp với những yêu cầu mới của công tác quản lý việc xã hội hóa hoạt động công chứng.

- Thể chế về tổ chức, hoạt động công chứng mặc dù đã từng bước hoàn thiện, song vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, chưa dự liệu được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện xã hội hóa công chứng.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan :

- Đội ngũ công chức làm công tác quản lý có sự biến động, một số công chức thạo việc, có kinh nghiệm và kiến thức, sau một thời gian công tác và bắt đầu quen việc thì được bố trí vào những chức danh khác.

- Hiện tượng không tuân thủ về trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng vẫn xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh của hoạt động công chứng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã đánh giá, phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, thực trạng hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng; đánh giá thực trạng (gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân) công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Kết quả nghiên cứu tại chương 2 đã chứng minh cơ quan quản lý nhà nước đã phát huy được vai trò của mình để đẩy mạnh công tác xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chú trọng thực hiện, góp phần cải cách tư pháp, cải cách hành chính, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, từ những phân tích, đánh giá tại Chương này là cơ sở để tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh, kịp thời đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển của địa phương.

Thứ hai, tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa công chứng, phát triển các Văn phòng công chứng với số lượng phù hợp, không phát triển tràn lan, tập trung nhiều Văn phòng công chứng trên cùng một khu vực, phát sinh việc cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động không chứng do việc phân bổ các Văn phòng công chứng chưa đồng đều, phù hợp.

Thứ tư, thành lập các tổ chức hành nghề công chứng phủ khắp 12/12 huyện, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu công

chứng hợp đồng giao dịch, bản dịch; có chính sách ưu đãi để khuyến khích việc thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn huyện Cát Tiên, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.

Thứ năm, phải có sự đầu tư thỏa đáng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng nói chung và xã hội hóa công chứng nói riêng; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan và áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý.

3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện thể chế về xã hội hóa công chứng

Thứ nhất, Luật Công chứng năm 2014 sau hơn 5 năm thi hành đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp, cụ thể hoàn thiện một số nội dung như sau:

- Về tên gọi của văn phòng công chứng

Sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng 2014 theo hướng các Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi theo thỏa thuận của các thành viên hợp danh và chỉ phải thay đổi tên gọi khi chuyển trụ sở qua địa bàn cấp huyện khác hoặc tên gọi gắn với trưởng văn phòng, thành viên hợp danh mà trưởng văn phòng, thành viên hợp danh đó thay đổi nơi hành nghề.

- Quy định về miễn nhiệm công chứng viên

Sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng cho phù hợp quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể công chứng viên bị miễn nhiệm khi: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động

hành nghề công chứng trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính lần đầu trong lĩnh vực công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc.

Luật Công chứng đã quy định Văn phòng công chứng hoạt động như loại hình công ty hợp danh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thì Văn phòng công chứng cần thiết phải có “Điều lệ”. “Điều lệ” ở đây là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên là công chứng viên hợp danh của Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)