7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch về hoạt động xã hội hóa công
xã hội hoá công chứng
Với vai trò giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đưa hoạt động công chứng nói chung, hoạt động xã hội hóa công chứng nói riêng ổn định, phát triển.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 25/05/2012 về công chứng, chứng thực và chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sang các tổ chức hành nghề công chứng, theo đó địa bàn nào đã thành lập tổ chức hành nghề công chứng thì thực hiện việc chuyển giao công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản theo quy định; với những địa bàn chưa thành lập tổ chức hành nghề công chứng, người tham gia các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản được quyền lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn khác hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 1159/KH-UBND ngày 12/3/2013, việc ban hành Kế hoạch đã góp phần thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và bảo đảm được lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng giao dịch công chứng, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan,Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của ban hành Quy chế khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng, để triển khai thi hành Luật Công chứng được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, ngày 14/01/2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 63/QĐ- UBND ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014 trên địa bàn tỉnh.
Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động công chứng, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng...Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 Quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức hành nghề công chứng thu tiền thù lao công chứng và thù lao dịch thuật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 04/5/2015 quy định mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Có thể nói, tại địa phương Lâm Đồng, việc ban hành và triển khai công tác này luôn được quan tâm, chú trọng thực hiện đảm bảo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Tư pháp; đồng thời đáp ứng điều kiện thực tế tại địa phương.