Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến đề tài nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến đề tài nghiên

nghiên cứu

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, có độ cao từ 800 đến 1500 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18 - 25 oC, diện tích 9.773,54 km2, có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện. Dân số gần 1.300.000 người với 4 dân tộc sinh sống. Phía Nam - Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp Khánh Hòa - Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai - Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiềm năng to lớn.

Tỉnh Lâm Đồng nhiều lợi thế về tài nguyên, là tiềm năng để các ngành kinh tế động lực phát triển. Bên cạnh đó, Lâm Đồng là một trong những tỉnh có thế mạnh về du lịch và dịch vụ, sở hữu hàng ngàn dinh thự cổ nổi tiếng, nhiều thác hồ, điểm tham quan, văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Mộc bản Triều Nguyễn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang; Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị tốt; phát triển thương mại, công nghệp, công nghệ thông tin, hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; đời sống vật chất và văn hóa của người dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Trong những năm gần đây, việc điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp của tỉnh đã có tác động tới sự phát

triển của hoạt động công chứng, nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Điển hình như việc phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị tại những địa bàn trọng điểm của tỉnh như: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Đức Trọng trong vài năm trở lại đây nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch đã tăng lên và cao hơn những địa bàn khác, tạo ra sự chuyển biến, ổn định và góp phần tăng doanh thu cho các tổ chức hành nghề công chứng.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đi cùng với số dân và sự phân bố dân cư là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, hoạt động công chứng trên các địa bàn. Những địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư tập trung đông, phân bố tương đối đồng đều, có các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, có các khu công nghiệp thì nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đó có sự ổn định và gia tăng hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)