phường thành phố Đà Lạt từ nhiệm kỳ 2016-2021
2.2.1. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân phường
Xác định kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng của HĐND phường, trong thời gian qua HĐND phường ở thành phố Đà Lạt đã tổ chức các kỳ họp theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Ngoài hai kỳ họp thường lệ hàng năm, HĐND một số phường đã tổ chức các kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết, bức xúc tại
địa phương. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND các phường đã tổ chức 120 kỳ họp, trong đó có 12 kỳ họp bất thường; nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các phường đã tổ chức 108 kỳ họp. Các kỳ họp của HĐND phường được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, chủ yếu là họp công khai, thời gian họp 01 ngày. Công tác chuẩn bị, xây dựng nội dung, chương trình kỳ họp đúng quy trình quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đại biểu tham dự kỳ họp phát huy dân chủ thẳng thắn phát biểu ý kiến.
Việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành nghiêm túc tại kỳ họp đảm bảo phát huy dân chủ; các ý kiến chất vấn được trả lời nghiêm túc, rõ ràng, đáp ứng cơ bản yêu cầu người chất vấn. Các Nghị quyết của HĐND phường cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của địa phương, thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường theo quy định của pháp luật là rất rộng, với nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thời gian mỗi kỳ họp quá ngắn, chỉ trong một ngày nên dẫn đến một số vấn đề chưa được bàn bạc thảo luận đầy đủ đã đưa ra Nghị quyết thực hiện, dẫn đến Nghị quyết có thể không phù hợp với thực tiễn, khó thực hiện; mặt khác các Nghị quyết chỉ điều chỉnh một số lĩnh vực, còn nhiều lĩnh vực khác chưa được đưa ra bàn bạc, thảo luận. Công tác xây dựng Nghị quyết của HĐND ở một số phường chưa được quan tâm đúng mức, chưa bảo đảm quy trình xây dựng và tính dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân về một số vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật. Một số báo cáo trình ra kỳ họp chất lượng chưa cao.
2.2.2. Hoạt động của Thường trực HĐND phường
Thường trực HĐND phường do HĐND phường bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND, gồm Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Trong thời gian qua, Thường trực HĐND phường đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình: đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND giữa hai kỳ họp, đảm bảo sự giám sát thường xuyên của HĐND với UBND. Chủ tịch HĐND phường đã phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị các nội dung điều kiện cho kỳ họp, thực hiện tốt nhiệm vụ chủ tọa, điều hành các kỳ họp, đảm bảo để các kỳ họp của HĐND thực hiện
đúng chương trình đề ra, phát huy tính dân chủ trong mỗi kỳ họp. Thường trực HĐND phường đã chủ động phối hợp với UBND, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường thống nhất về thời gian tổ chức kỳ họp, chuẩn bị nội dung, Thường trực HĐND phường đã thực hiện tốt việc giữ mối liên hệ thường xuyên với đại biểu HĐND, đôn đốc và theo dõi được việc thực hiện chính sách đối với đại biểu HĐND; đồng thời thực hiện tốt các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Thường trực HĐND phường còn nhiều hạn chế: hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND phường chưa tương xứng với vị trí pháp lý được quy định trong luật. Thường trực chủ yếu làm nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kỳ họp còn các nhiệm vụ khác hầu như ít được thực hiện hoặc được thực hiện mang hình thức. Thường trực HĐND chưa đáp ứng được những điều kiện cung cấp thông tin kịp thời cho đại biểu, tiến hành kỳ họp chưa thực sự có hiệu quả. Trong các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, công tác tổ chức giới thiệu đại biểu, trình bày báo cáo đã chiếm quá nhiều thời gian, thời gian còn lại không đủ để đại biểu phát biểu thảo luận, bên cạnh đó ưu tiên cán bộ lãnh đạo phát biểu; trong các cuộc tiếp xúc cử tri muốn phản ánh bày tỏ nguyện vọng cũng không còn thời gian. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế là pháp luật quy định cho HĐND phường nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mà giữa hai kỳ họp thực tế hoạt động của HĐND phường chỉ gồm Chủ tịch và một Phó Chủ tịch HĐND phường, trong đó Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách còn Chủ tịch HĐND thường là Bí thư Đảng uỷ kiêm nhiệm. Do đó, hiệu quả hoạt động của HĐND phường phụ thuộc nhiều vào tinh thần trách nhiệm của Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách.
2.2.3. Hoạt động các Ban của HĐND phường
Các Ban của HĐND phường được thành lập trong nhiệm kỳ 2016-2021 theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, gồm có: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội, thành viên các Ban này là đại biểu HĐND phường hoạt động kiêm nhiệm. Vì mới thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động nên các Ban của HĐND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình còn nhiều mặt hạn chế, bước đầu chỉ
mới tham gia vào việc chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND phường liên quan đến lĩnh vực phụ trách; thẩm tra dự thảo Nghị quyết, báo cáo liên quan đến lĩnh vực phụ trách theo phân công của Thường trực HĐND; giám sát hoạt động của UBND phường trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách và báo cáo công tác cho HĐND phường.
Bên cạnh những việc làm được, các Ban của HĐND phường hoạt động còn những mặt hạn chế như chưa thực hiện tốt hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; hoạt động thẩm định, thẩm tra chất lượng chưa cao, mặt khác các thành viên hoạt động kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động của các Ban của HĐND phường còn ít, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ban. Như vậy, trong thời gian đến để các Ban của HĐND phường thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đòi hỏi phải tập huấn, hướng dẫn chuyên môn và kỹ năng cho thành viên các Ban của HĐND phường; từng thành viên các ban này phải nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm được giao; đồng thời cơ quan nhà nước cấp trên cần phải thể chế hóa cụ thể các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về lĩnh vực phụ trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND phường, cơ cấu, thành phần thành viên tham gia vào các Ban của HĐND; đồng thời có những quy định về thời gian hoạt động nhằm tạo điều kiện để các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ vì thành viên các Ban này hoạt động kiêm nhiệm.
2.2.4. Hoạt động của đại biểu HĐND phường
Đại biểu HĐND phường là người đại diện cho nhân dân địa phương, do cử tri địa phương bầu ra, là yếu tố cấu thành HĐND phường. Vị trí, vai trò của đại biểu HĐND phường được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đại biểu HĐND phường là những người gần dân, sát dân và thường xuyên tiếp xúc với dân, tạo nên sự gắn bó mật thiết của đại biểu HĐND phường với cử tri, với nhân dân nơi cư trú. Với vai trò quan trọng như vậy, trong những năm vừa qua đại biểu HĐND phường tại thành phố Đà Lạt đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các đại biểu HĐND
phường đã nghiêm túc tham dự đầy đủ các kỳ họp, chấp hành tốt nội quy kỳ họp. Tại kỳ họp, đại biểu HĐND phường đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề thuộc nội dung, chương trình của kỳ họp, đồng thời thực hiện quyền chất vấn về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, đề nghị các ngành chức năng giải trình, làm rõ biện pháp xử lý. Việc biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp cũng được các đại biểu thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. Qua đó tạo được không khí dân chủ, thẳng thắn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phường. Đại biểu HĐND phường đã thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri theo quy định, lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng của cử tri; đồng thời trao đổi với cử tri địa phương về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là hoạt động thông tin hai chiều. Qua tiếp xúc cử tri, những kiến nghị của cử tri đã được các đại biểu phản ánh kịp thời tại kỳ họp. Sau mỗi kỳ họp, các đại biểu đã báo cáo nghiêm túc nội dung, kết quả kỳ họp và trả lời những yêu cầu, kiến nghị mà cử tri quan tâm. Nhìn chung, đại biểu HĐND phường ở thành phố Đà Lạt có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri và giữ mối liên hệ với các tầng lớp nhân dân. Hoạt động tiếp xúc cử tri được HĐND các phường thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật. Hình thức tiếp xúc cử tri cũng được mở rộng.
Bên cạnh đó, hoạt động của đại biểu HĐND phường vẫn còn nhiều hạn chế như: Chất lượng hoạt động của các đại biểu mặc dù đã nâng lên nhưng chưa đều. Một số đại biểu còn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động nên chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND; một số đại biểu chưa thường xuyên học tập, rèn luyện, nghiên cứu, tìm hiểu Nghị quyết để nâng cao trình độ và phát huy vai trò của mình; một số đại biểu chưa nắm vững các quy định của pháp luật, chưa nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan đến kỳ họp nên còn hạn chế trong thảo luận và chất vấn tại các kỳ họp HĐND phường. Nhiều đại biểu HĐND phường trong các kỳ họp chưa phát huy được vị trí, vai trò của mình trong việc phát biểu thảo luận. Hoạt động tiếp xúc cử tri chỉ tập trung trước và sau kỳ họp, quy trình và phương pháp tiếp xúc cử tri
chậm được đổi mớí, tỷ lệ cử tri tham dự các buổi tiếp xúc cử tri thấp, nhiều cuộc tiếp xúc cử tri còn mang tính hình thức, chưa làm rõ hết các vấn đề bức xúc của cử tri. Một số đại biểu chưa tận tâm, tận lực với công việc, không đấu tranh, ngại va chạm. Một số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm nên thời gian làm nhiệm vụ người đại biểu nhân dân còn hạn chế, dẫn đến chưa thực hiện tốt vai trò của người đại biểu HĐND.
Như vậy, hoạt động của đại biểu HĐND phường ở thành phố Đà Lạt trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động của đại biểu HĐND phường ở thành phố Đà Lạt vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
2.2.5. Hoạt động giám sát của HĐND phường
Giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND nói chung và HĐND phường nói riêng. Căn cứ quy định của pháp luật, trong những năm qua, HĐND các phường ở thành phố Đà Lạt đã quan tâm tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phường– cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Giám sát tại kỳ họp:
Giám sát tại kỳ họp là một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát của HĐND phường . Tại kỳ họp, HĐND phường xem xét, thảo luận các báo cáo trình bày tại kỳ họp. Sau khi nghe báo cáo và chủ tọa kỳ họp gợi ý, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý về những vấn đề cùng quan tâm, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, không khí phiên thảo luận ngày càng sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, thiết thực hơn. Số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều. Bước đầu khắc phục tình trạng qua loa, đại khái, hình thức. Hoạt động xem xét báo cáo tại kỳ họp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, hoạt động xem xét các báo cáo tại kỳ họp cũng còn có những hạn chế. Một số đại biểu chưa phát huy hết vị trí, vai trò của mình, thảo luận qua loa, hình thức, không nắm vững nội dung, không nghiên cứu trước tài liệu nên khi tham gia
thảo luận còn nhiều lúng túng; kỹ năng thảo luận, phương pháp thuyết trình vấn đề chưa thực sự lôi cuốn, thuyết phục người nghe. Một số kỳ họp thảo luận vẫn chưa sôi nổi, chưa tạo được không khí đối thoại giữa đại biểu và các ban ngành chịu trách nhiệm trước những tồn tại, khuyết điểm để làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục.
Hoạt động chất vấn:
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp HĐND. Đây là một hình thức đối thoại trực tiếp vừa thể hiện quyền giám sát của các đại biểu tại kỳ họp, vừa thể hiện tính dân chủ trực tiếp của các đại biểu.
Đối tượng chất vấn:
Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên UBND và cán bộ chuyên môn của UBND. Trong các kỳ họp vừa qua, HĐND các phường ở thành phố Đà Lạt đã coi trọng việc thực hiện chất vấn và giám sát trả lời chất vấn của đại biểu HĐND. Các ý kiến chất vấn đều trên tinh thần xây dựng và phản ánh đúng những vấn đề còn tồn tại của địa phương. Việc trả lời chất vấn của UBND phường được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc bằng văn bản. Một số vấn đề cần thời gian nghiên cứu được chủ tọa kỳ họp quyết định trả lời sau kỳ họp và đã trả lời cho đại biểu theo đúng quy định. Các đại biểu HĐND phường đã tham gia chất vấn sôi nổi, thẳng thắn, có tính xây dựng, làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục những vướng mắc, làm rõ hơn những nhiệm vụ và giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, vai trò của HĐND phường trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương được thể hiện rõ nét và ngày càng có tác dụng tích cực, tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Có thể khẳng định, hoạt động chất vấn của HĐND phường ở thành phố Đà Lạt trong nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều đổi mới, có chất lượng. Nội dung chất vấn ngày càng rõ ràng, có trọng tâm, thể hiện được những vấn đề bức xúc của cử tri. Tại kỳ họp việc tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn cũng được thực
hiện khá đầy đủ, có tính khoa học. Điều này đã góp phần giúp cho HĐND phường có thể giải quyết kịp thời những bức xúc của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn vẫn còn những hạn chế, có những nội dung chất vấn chưa thiết thực, chưa sát với tình hình thực tế, chưa phản ánh được những bức xúc của cử tri. Có một số đại biểu trong suốt cả nhiệm kỳ chưa một lần thực hiện quyền chất vấn của mình. Một số đại biểu ít tham gia chất vấn, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm. Một số đại biểu còn hạn chế về kỹ năng chất vấn nên thiếu tự tin, không đủ thông tin để đi sâu và đi đến tận cùng của sự việc. Trong các kỳ họp một số đại biểu HĐND phường chưa phát huy tốt tinh thần trách