Những hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân phường tại thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng (Trang 50)

Một là, công tác tổ chức kỳ họp HĐND ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian tổ chức kỳ họp thường chỉ trong một ngày, chủ yếu tập trung thực hiện phần nghi thức, thủ tục và thông qua các nội dung trình kỳ họp. Thời gian trình bày báo cáo dài, thảo luận ít và chưa sâu; điều hành phiên chất vấn chưa khoa học, có nơi còn lẫn giữa chất vấn với thảo luận các báo cáo, tờ trình tại kỳ họp; chưa bố trí hợp lý để bảo đảm gắn kết giữa việc nghe báo cáo, tờ trình, nghe giải trình với việc thảo luận quyết định từng nội dung. Công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình chất lượng chưa cao. Có nơi không tổ chức thẩm tra hoặc có thẩm tra nhưng không có báo cáo trình HĐND.

Hai là, hoạt động giám sát của HĐND phường chưa được tiến hành thường xuyên; có lúc, có nơi còn lúng túng về phương pháp; chất lượng và hiệu quả giám sát nhìn chung còn thấp. Nhiều kiến nghị thông qua hoạt động giám sát chưa được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm giải quyết kịp thời; việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Ba là, công tác tham gia xây dựng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của HĐND còn thiếu chủ động. Một số đại biểu HĐND phường chưa làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử, chưa dành thời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND. Trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, số lượng cử tri tham dự buổi tiếp xúc nhiều nơi chưa bảo đảm theo yêu cầu, có tình trạng đại biểu ngại khi dự tiếp xúc cử tri.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Có thể xác định rằng, chất lượng hoạt động của HĐND phường tại thành phố Đà Lạt còn hạn chế là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, nhận thức trách nhiệm, chất lượng một số HĐND phường chưa

đáp ứng yêu cầu.

Phần lớn các đại biểu là kiêm nhiệm, công việc chuyên môn đã chiếm phần lớn thời gian, vì thế thời gian dành cho hoạt động của HĐND chưa nhiều. Hầu như lịch làm việc của đại biểu HĐND phường với công tác chuyên môn là trùng nhau, vì thế rất khó sắp xếp lịch để tham gia các buổi họp tổ đại biểu, tiếp xúc cử tri, giám sát…một cách đầy đủ, trọn vẹn, cũng vì thế mà các đại biểu cũng chưa có nhiều thời gian cập nhật kịp thời các thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách kịp thời để phục vụ cho hoạt động của đại biểu dân cử.

Do khả năng hiểu biết và nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thuộc các lĩnh vực chuyên sâu mà đại biểu HĐND tham gia quyết định, giám sát, phản biện trước diễn đàn như: kinh tế, chính trị, an sinh xã hội, giáo dục, văn hóa…vẫn còn hạn chế. Vì vậy khi tiếp xúc với những vấn đề

không thuộc chuyên môn của mình, thường thiếu tự tin để tham gia chất vấn, thảo luận trước diễn đàn của HĐND.

Hoạt động của một vài đại biểu HĐND phường vẫn chưa thật chủ động, chủ yếu là theo sự phân công của Thường trực HĐND phường. Việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau giám sát, chất vấn và trả lời ý kiến cử tri đôi lúc chưa được đôn đốc thực hiện kịp thời. Việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của HĐND phường nhất là bộ phận tham mưu giúp việc cho Thường trực HĐND phường phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.

Các đại biểu, đặc biệt là đại biểu kiêm nhiệm, đại biểu trúng cử lần đầu chưa có nhiều kỹ năng trong việc phát huy vai trò của đại biểu HĐND, như: kỹ năng giám sát, kỹ năng chất vấn, kỹ năng tiếp xúc cử tri, trả lời ý kiến của cử tri.

Nhìn chung, những điểm chưa hợp lý như trên của mô hình tổ chức bộ máy của HĐND phường ở thành phố Đà Lạt đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động của HĐND phường.

Về độ tuổi, tỷ lệ đại biểu HĐND phường trên 50 tuổi tương đối cao so với tổng số đại biểu. Đầu nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND phường 8 có độ tuổi trung bình là 42,8; HĐND phường 10 là 42,3; HĐND phường 9 là 40,7; HĐND phường 3 là 39,2 ; HĐND phường 2 là 39,2.

Về trình độ học vấn, còn một số đại biểu HĐND phường có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, điển hình là HĐND phường 4, phường 7 có khoảng 3%.

Về trình độ chính trị, nhiệm kỳ 2016- 2021 chỉ có ít đại biểu HĐND phường có trình độ lý luận chính trị là cao cấp: HĐND phường 9 có khoảng 14,8%; HĐND phường 2 có khoảng 7,1%.

Hai là, nội dung, phương thức hoạt động của một số HĐND phường ở

thành phố Đà Lạt chưa đáp ứng yêu cầu.

Công tác chuẩn bị báo cáo, đề án bị chậm, công tác thẩm tra bỏ sót một số nội dung, chưa cung cấp đầy đủ thông tin để đại biểu thảo luận. Sự điều hành kỳ họp của một số chủ tọa chưa linh hoạt, khoa học, dành quá nhiều thời gian cho việc đọc báo cáo tại hội trường, ảnh hưởng đến thời gian chất vấn, thảo luận.

Mặc dù số lượng ý kiến chất vấn còn ít, chưa phản ánh hết những vấn đề bức xúc ở địa phương, đa số đại biểu HĐND phường còn nể nang, ngại va chạm.

Số lượng, quy mô và phạm vi giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri. Các HĐND phường chưa chú trọng giám sát nhằm phát hiện ra nhân tố mới làm cơ sở để HĐND quyết định, điều chỉnh chính sách. Chất lượng hoạt động giám sát bằng hình thức chất vấn tại kỳ họp của một số HĐND phường chưa cao, nhất là việc trả lời chất vấn của một số trường hợp còn vòng vo, tránh né, chưa đi thẳng vào nội dung bị chất vấn. Trong mỗi kỳ họp của các HĐND phường có khoảng 10 ý kiến chất vấn. Việc theo dõi đôn đốc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, các ý kiến, kiến nghị của cử tri hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện chức năng giám sát giữa hai kỳ họp của từng đại biểu HĐND phường thực hiện chưa được nhiều.

Ba là, kết quả hoạt động HĐND phường còn nhiều hạn chế

Theo quy định, cử tri có quyền yêu cầu tiếp xúc với đại biểu HĐND phường nhưng trên thực tế chưa thực hiện được nhiều. Số điểm tiếp xúc cử tri còn ít, việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trong một số trường hợp chưa kịp thời. Trong các buổi tiếp xúc cử tri đối tượng tiếp xúc thường chỉ là một số nhóm tầng lớp cử tri nhất định chứ không phải toàn bộ cử tri. Số lượng cử tri tham dự các cuộc tiếp xúc với đại biểu HĐND phường có xu hướng giảm dần, thường là cử tri “đại diện”, cử tri “chuyên nghiệp”.

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, phần báo cáo của đại biểu HĐND phường thường quá dài, chiếm phần lớn thời gian khiến cử tri không có đủ thời gian để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị, trao đổi, chất vấn…

Tỉ lệ đại biểu là cán bộ lãnh đạo của UBND, cấp ủy và đoàn thể trong HĐND phường còn cao, đại biểu ngoài đảng chiếm tỉ lệ thấp, do đó các đại biểu vẫn còn tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết nhưng không dám nói hoặc nói như thế nào để giữ hòa khí. Mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu ở một số địa phương chưa được giải quyết hợp lý; năng lực, hiểu biết pháp luật của một số đại biểu HĐND phường còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của người đại biểu nhân dân.

Thường trực HĐND phường chưa thường xuyên đôn đốc UBND cùng cấp để giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị của cử tri, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND phường.

Tiểu kết chương 2

Những ưu điểm, hạn chế, như đã nêu trên đều xuất phát từ những nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như: nhận thức về vai trò của HĐND phường; những quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của HĐND phường còn nhiều bất cập; năng lực quyết định của đại biểu HĐND phường còn hạn chế; sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND phường chưa đổi mới kịp thời; chế độ chính sách đối với đại biểu HĐND phường, nhất là đại biểu chuyên trách còn ở mức thấp… Những điều đó, đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phường. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tổ chức và vai trò, vị trí, chức năng của HĐND các cấp, trong đó có HĐND phường đã và đang được tập trung nghiên cứu, tranh luận rất nhiều. Bởi vì: cùng với Quốc hội, HĐND là những cơ quan do cử tri trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân trao quyền thay mặt mình quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; phường là cấp CQĐP trung gian, có nhiệm vụ trực tiếp “chuyển tải” và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương tại địa phương. HĐND phường có những điều kiện cần thiết, có thể linh hoạt, sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành các quy định phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực để thực thi các chương trình kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở địa phương.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND phường tại thành phố Đà Lạt

3.1.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân phường

HĐND phường là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương và giám sát. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của HĐND phường thì trước hết phải nhận thức đúng vị trí, vai trò và chức năng của HĐND phường. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của HĐND phường là yêu cầu không chỉ đối với bản thân HĐND, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND phường mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và chức năng của HĐND phường, mới giúp đại biểu HĐND phường xác định đúng hướng, đúng mục tiêu, nhiệm vụ của mình; giúp họ xây dựng được niềm tin, động lực, tinh thần, thái độ, trách nhiệm.

3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phường phải được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên và liên tục

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND phườngở thành phố Đà Lạt phải được tiến hành thường xuyên, liên tục vì các hoạt động của HĐND phường diễn ra một cách liên tục và theo quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND phường thực chất là nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các chức năng của HĐND phường.

3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Nhân dân phường tại thành phố Đà Lạt hiện nay

3.2.1 Giải pháp chung

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với tổ chức và hoạt động của HĐND, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, phân công cán bộ có tâm, có tầm làm công tác HĐND để xây dựng HĐND thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Hai là, nâng cao chất lượng Đại biểu HĐND phường. Ngoài việc tích cực tham gia tập huấn tại thành phố, Thường trực HĐND phường cần tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng hoạt động và năng lực tham vấn, quyết định cho các đại biểu HĐND phường bằng hình thức tọa đàm trao đổi. Bên cạnh đó mỗi đại biểu HĐND phường khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng tại thành phố cũng như tập huấn tại phường phải ý thức được trách nhiệm của mình trước cử tri để có trách nhiệm nghiêm túc trong tập huấn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt vai trò đại biểu dân cử, có năng lực đóng góp vào các hoạt động của HĐND phường.

Ba là, Ủy ban nhân dân phường tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; Chủ toạ kỳ họp HĐND phường cần linh động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến thảo luận nhằm ban hành Nghị quyết có tính khả thi cao. Định kỳ mỗi năm, HĐND và đại biểu HĐND phường phải báo cáo công khai với cử tri nơi được ứng cử về công việc đã làm, để cử tri nhận xét, đánh giá; qua đó phát huy quyền giám sát của Nhân dân đối với chính quyền cơ sở và đại biểu dân cử.

Bốn là, thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND và cán Ban của HĐND phường. Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở phường, HĐND phường cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể. Cần thực hiện tốt các hình thức giám sát như xem xét các Báo cáo tại kỳ họp HĐND, kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phường, việc chất vấn của đại biểu, giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Phường, và giám sát thực tế ở phường và Tổ dân phố nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.

Năm là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri và thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, tiếp công dân của đại biểu HĐND, sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND phường. Do đó, cần tăng cường tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, hoặc tiếp xúc theo chuyên đề. Đại biểu HĐND phải giành thời gian để tiếp dân theo Luật định. Đại biểu HĐND phải thật sự gần dân để hiểu dân hơn, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân đến với HĐND để góp phần cùng HĐND quyết định đúng đắn những vấn đề quan trọng trên địa bàn phường. Đại biểu cần chuẩn bị ý kiến phát biểu thảo luận, chất vấn tại kỳ họp, tham gia hoạt động giám sát, khảo sát, nghiên cứu chính sách pháp luật, Nghị quyết HĐND Thành phố, của phường đang triển khai trên địa bàn phường để vận động cử tri tổ chức thực hiện.

Sáu là, trong việc chuẩn bị các kỳ họp cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, nâng cao vai trò tham mưu kịp thời của cán bộ, công chức chuyên môn được giao nhiệm vụ, đồng thời phải làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các bộ phận chuyên môn được phân công chuẩn bị các nội dung của kỳ họp.

Bảy là, theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ về "Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật"...Các báo cáo trình tại kỳ họp nên ngắn gọn, tập trung vào các vấn đề chính cần giải quyết. Các bộ phận chuyên môn giải quyết các nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri để có nhiều thời gian tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân phường tại thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)