Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại ban quản lý các dự án huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 29)

Quản lý tiến độ thi công là một trong những nội dung quan trong trong tổ

chức quá trình xây dựng công trình. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành và an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công .

Tiến độ thi công theo thời gian gồm có: Tổng tiến độ xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị và tiến độ thi công phần việc. Do tắnh chất, mục tiêu của bản kế hoạch tiến độ khác nhau nên nội dung và chi tiết các công việc cũng khác nhau. Để tiến hành lập kế hoạch tiến độ (KHTĐ) thi công chúng ta cần phải tuân theo các nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ và thường xuyên kiểm tra báo cáo.

Mục tiêu của bản KHTĐ thi công là tạo thuận lợi cho việc tổ chức xây dựng

để thực hiện các mục tiêu:

- Bảo đảm công trình hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Chất lượng công trình phải đạt được các chỉ tiêu thiết kế, theo đúng các quy chuẩn thi công hiện hành.

- Giảm thấp giá thành xây dựng, nhà thầu phải có lãi để tái sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranhẦ

- Trong quá trình thi công luôn phải an toàn trong sản xuất, an toàn cho các hạng mục công trình và môi trường đảm bảo.

Để thực hiện tốt công tác quản lý tiến độ dự án cần phải xác định, phân tắch rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án như khoa công kỹ thuật, điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, các bên tham gia dự án. Đểđảm bảo cho sự thành công của dự

án, những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiến độ dự án sẽ được phân tắch cụ thể

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ

THI CÔNG CÔNG TRÌNH 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Khái niệm tiến độ thi công xây dựng công trình

Tiến độ thi công xây dựng công trình là cụ thể hóa toàn bộ các hạng mục công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Tiến độ do tư vấn thiết kế xây dựng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật trên cơ sở thời hạn xây dựng công trình do chủđầu tư lựa chọn.

Trong tiến độ thi công, yếu tố quan trọng và bắt buộc đó là khoảng thời gian thực thiện, sự tăng hay giảm thời gian của tiến độ phụ thuộc vào việc huy động thiết bị, nhân lực, vật liệuẦ của nhà thầu. Bản chất của bản tiến độ thi công xây dựng là một bản kế hoạch về mặt thời gian cho việc thi công xây dựng công trình, theo khối lượng và hạng mục công việc đã ký kết trong hợp đồng xây lắp. Tiến độ là một chuỗi liên kết các công việc theo một thứ tự mang tắnh bắt buộc và đặc thù của công tác xây dựng công trình, công việc sau chỉ được thực hiện khi công việc trước đã hoàn thành với các biên bản xác nhận rõ ràng về kết quả

công việc đã thực hiện, bất kỳ sự chậm trễ nào trong tiến độ thi công đều có một tác động dây chuyền rất lớn, nó không chỉ đơn thuần là một sự chậm trễ mà thực chất sự chậm trễ này sẽ tắch lũy thành hiệu ứng dây chuyền và rất dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

2.1.2 Vị trắ và vai trò của quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Quản lý tiến độ thi công xây dựng là một trong những mục tiêu rất quan trọng trong việc quản lý các dự án xây dựng công trình. Giám sát tiến độ thi công

được thực hiện bởi chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu xây lắp với các mục

đắch khác nhau.

Quản lý tiến độ có vị trắ quan trọng trong nội dung quản lý dự án xây dựng là tiến độ, chất lượng và giá thành. Sự thành công của dự án được chú ý nhất vẫn là việc đáp ứng đúng tiến độ, sự thành công này kéo theo rất nhiều các lợi ắch kinh tế khác cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Lợi ắch kinh tế trực tiếp chắnh là việc giảm các chi phắ đầu tư phát sinh, lợi ắch kinh tế gián tiếp chắnh là việc sớm đưa dự án vào vận hành khai thác sẽ mang lại những nguồn thu hồi vốn cho dự án và các sự phát

triển mang tắnh đồng bộ khác thúc đẩy giao thương và tăng trưởng kinh tế cả vi mô lẫn vĩ mô. Do vậy, việc quản lý tiến độ cần phải được đặc biệt chú ý đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án xây dựng công trình nhất là đối với các dự

án xây dựng công trình giao thông.

Quản lý tiến độ có vai trò rất quan trọng, nó giúp các nhà thầu kiểm soát rất tốt về các mốc thời gian cần phải thực hiện và cần kết thúc của các hạng mục

đã được ký kết trong hợp đồng thi công của các nhà thầu với chủ đầu tư. Ngoài ra nó cũng giúp đơn vị tư vấn giám sát theo dõi chặt chẽ và chi tiết sự thực hiện của các nhà thầu theo bản tiến độ đã lập và được phê duyệt. Ngoài việc quản lý về mặt thời gian thì quản lý tiến độ còn có vai trò:

- Là cơ sở để xác định, điều chỉnh và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên.

- Lập kế hoạch cho dòng tiền mặt.

- Trường hợp có tranh chấp về thời gian, khối lượng các thông tin cập nhật tiến độ nếu được thực hiện một cách chắnh xác, tuân thủ các quy định thì sẽ là các bằng chứng hữu hiệu để bảo vệ lợi ắch của các nhà thầu hoặc chủđầu tư khi nảy sinh các vấn đề liên quan đến chậm tiến độ.

Để lập một bản tiến độ có chất lượng mang tắnh khả thi cao, đòi hỏi người lập tiến độ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố: có hiểu biết toàn diện về chuyên ngành, năng lực của nhà thầu, điều kiện, biện pháp thi công, hợp đồng, tài chắnh, các phương pháp lập tiến độẦ

2.1.3 Nguyên tắc trong quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Để quản lý tiến độ và giám sát tiến độ được tốt, ngoài sự hiểu biết về khoa học làm cơ sở cho việc lập tiến độ và quản lý tiến độ, các chủđầu tư tham gia trực tiếp vào các quá trình này là: Chủ đầu tư - Nhà thầu xây dựng - Tư vấn giám sát, còn phải nắm vững những quy định về quản lý và giám sát tiến độ theo pháp luật. Từđó hiểu rõ trách nhiệm và sự phối hợp cần thiết với các chủ thể khác để dự án

được hoàn thành đúng kế hoạch.

2.1.4 Một số tiêu chắ đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công

- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập bảng tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ

của dự án đã được phê duyệt.

- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trắ xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

- Chủđầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng tới tổng tiến độ của dự án công trình.

- Khuyến khắch việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.

- Các khối lượng phát sinh nhiều trường hợp là tốt, vì khi thi công mới thấy cần phải sửa chữa lại thiết kế cho phù hợp với thực tế hoặc để nâng cao khả năng sử

dụng công trình, nhiều khi do ý muốn của chủ đầu tư muốn sửa lại thiết kế. Nhưng cũng có nhiều trường hợp nhà thầu vì lợi nhuận đã khai khống, khai tăng khối lượng

để thanh toán, hoặc tinh vi hơn họ đưa ra nhiều phát sinh không có thực tế để tăng khối lượng.

Vì vậy, ngoài việc quy định trách nhiệm cho nhà thầu thì chủ đầu tư và tư

vấn giám sát phải có trách nhiệm giám sát để xác nhận khối lượng thực tế đã thi công, làm cơ sở cho việc thanh quyết toán công trình.

2.2 Cơ sở pháp lý vế quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 2.2.1 Các Nghịđịnh của Quốc hội, Chắnh phủ 2.2.1 Các Nghịđịnh của Quốc hội, Chắnh phủ

2.2.1.1 Quốc hội

- Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

- Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. - Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. - Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

2.2.1.2 Chắnh Phủ - Chắnh phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chắnh phủ về quản lý chi phắ đầu tư xây dựng. - Chắnh phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chắnh phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Chắnh phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Chắnh Phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 Qui định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;

- Chắnh phủ (2015), Nghi định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 Qui định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư; - Chắnh phủ (2015), Nghị định số: 32/2015/NĐ-CP: QL chi phắ đầu tư xây dựng. - Chắnh phủ (2015), Nghị định Số: 37/2015/NĐ-CP: Quy định Hợp đồng xây dựng. - Chắnh phủ (2017), Nghị định Số: 42/2017/NĐ-CP: về sửa đổi, bổ sung một sốđiều Nghịđịnh 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2.2.2 Các Thông tư hướng dẫn về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy

định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

- Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy

định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt

động đầu tư xây dựng.

- Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy

định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lương và bảo trì công trình xây dựng.

2.2.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng công trình tại địa phương

- Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy

định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

- Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy

định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt

động đầu tư xây dựng.

- Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy

định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lương và bảo trì công trình xây dựng.

2.3 Các yếu tốảnh hưởng và vai trò của công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình dựng công trình

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch tiến độ

thi công đã được phê duyệt là tài liệu mang tắnh pháp lệnh để chỉđạo thực hiện. Tuy nhiên những sai lệch giữa sản xuất và kế hoạch tiến độ vẫn thường xuyên xảy ra và khó tránh khỏi. Do đó kế hoạch tiến độ thực hiện thi công cần được lập ra sao cho ắt phải điều chỉnh tức là sao cho giữđược mục tiêu ban đầu. Việc xác định các yếu tố đến công tác lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng. Các yếu tố

có thểđến là:

+ Các yếu tố về lựa chọn nhà thầu.

+ Các yếu tố về năng lực của Ban quản lý. + Các yếu tố về năng lực thiết kế.

+ Các yếu tố về chất lượng của nhà thầu thi công. + Các yếu tố về rủi ro.

+ Các yếu tố về năng lực tư vấn giám sát. + Các yếu tố khác.

2.3.1 Yếu tố về năng lực thiết kế

Bản chất của thiết kế chắnh là dựa vào các điều kiện hiện tại để giả định ở tương lai. Do đó, trong quá trình thi công chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tình huống phát sinh do sự sai khác so với điều kiện thiết kế ban đầu. Điều này dẫn đến phải sửa chữa lại thiết kế kĩ thuật để đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với

điều kiện hiện tại. Hoặc đôi khi việc thay đổi thiết kế là do những yêu cầu đột ngột từ phắa chủđầu tưđể phù hợp với nhu cầu của thị trường. Những rủi ro này trực tiếp gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng. Do đó, nhà thầu cần phải tắnh toán để có thể khắc phục kịp thời đảm bảo tiến độ thi công xây dựng. Đặc biệt các vấn đề thường bị như:

- Công tác khảo sát còn chưa được chuẩn xác. Số liệu trắc ngang chi tiết nhiều khi còn nội suy, sửa số liệu trên máy không cập nhật lại thực tế hiện trường. Nhiều dự án công trình đơn vị thi công kiểm tra lại sai số khối lượng trên từng mặc cắt rất lớn.

- Nhiều cán bộ làm công tác thiết kế chưa có nhiều kinh nghiệm thi công dẫn tới thiết kế không phù hợp với tình hình thực tế, biện pháp thi công.

- Khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa đủ mẫu, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sát lại hoặc phải phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, phương án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng phắ thời gian, tiền của của dự án công trình; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình (sử dụng vật liệu quá đắt tiền cho công trình cấp thấp); việc chọn hệ số an toàn quá cao, tắnh toán không chặt chẽ gây lãng phắ vật liệu xây dựng,...

- Lỗi trong quá trình thiết kế thường có nguyên nhân chắnh là do kỹ sư thiết kế thiếu năng lực. Ngoài ra, sự bất cẩn trong quá trình kiểm tra và thẩm định cũng góp phần lớn dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phắ trong các công trình.

Vắ dụ: Theo báo điện tử của bộ xây dựng sau 3 lần điều chỉnh, bổ sung, tổng mức đầu tư Dự án BOT cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ 1.680,8 tỷ đồng đã đội lên 2.005 tỷđồngẦ..

2.3.2 Yếu tố về năng lực tư vấn giám sát thi công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại ban quản lý các dự án huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 29)