Đơn vị sử dụng lao động gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 28)

Hình thức gian lận về lĩnh vực BHXH phổ biến nhất hiện nay là tình trạng đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc không đóng BHXH khi ký kết hợp đồng lao động. Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay là 25%, trong đó người lao động đóng 8%, còn lại đơn vị sử dụng lao động là 17%, với việc không đóng BHXH đơn vị sử dụng lao động sẽ không phải chi trả thêm 17% tiền lương của người lao động cũng như người lao động không bị mất đi 8% lương. Nếu không xét đến nghĩa vụ phải thực hiện về BHXH của đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động, thì đây là một thỏa thuận có lợi cho hai bên. Với thỏa thuận này, người lao động sẽ không bị trừ đi 8% mức lương hàng tháng để đơn vị sử dụng lao động trích chuyển cho cơ quan BHXH; đơn vị sử dụng lao động thì không mất thêm khoản chi phí 17% mức lương mỗi người lao động. Về mặt kinh tế thì đây là một thỏa thuận dễ dàng được chấp nhận giữa đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động. Tuy nhiên đây là việc làm gian lận, trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong dài hạn là việc người lao động không có quá trình đóng BHXH để có thể hưởng lương hưu khi về đủ điều kiện hưởng theo quy định, hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi không còn đi làm hoặc mất việc đột xuất. Về ngắn hạn đó chính là chế độ khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế khi gặp phải ốm đau, không được hưởng chế độ thai sản nếu là lao động nữ. Đối với các đơn vị xuất nhập khẩu, công ty, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì không có tình trạng gian lận này, tuy nhiên đối với các công ty, doanh

nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì vẫn có rất nhiều, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp điều hành theo hình thức gia đình sử dụng ít lao động, lao động không cần trình độ học vấn cao.

Một hình thức khác là đơn vị sử dụng lao động lập và sử dụng hai hệ thống bảng lương khác nhau, một dùng để thanh toán lương thực tế cho người tham gia, một dùng để trích nộp bảo hiểm xã hội. Hiện nay ngành BHXH đã xây dựng nhiều hình thức tra cứu về quá trình đóng, mức đóng BHXH khác nhau, với mục đích để người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia BHXH của bản thân cũng như giám sát việc đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động. Do đó hình thức này chỉ có thể thực hiện khi có một sự thỏa thuận và đồng ý giữa đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Với hình thức gian lận này, đơn vị sử dụng lao động và người lao động không vi phạm pháp luật khi vẫn đăng ký tham gia đóng BHXH, chỉ vi phạm hành vi gian lận, kê khai hồ sơ không đúng thực tế nhằm giảm chi phí đóng BHXH của cả đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Trên thực tế, hành vi gian lận này rất phổ biến và hầu như tất cả đơn vị sử dụng lao động đều sử dụng và tìm cách sử dụng.

Một hành vi gian lận phổ biến nữa là việc đơn vị sử dụng lao động vẫn chi trả tiền lương cho người lao động trong thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau, phục hồi sức khỏe sau sinh. Theo quy định của pháp luật, trong thời gian hưởng các chế độ từ cơ quan BHXH thì người lao động không được hưởng lương từ đơn vị sử dụng lao động. Như vậy trong cùng một thời điểm, người lao động được thụ hưởng cả chế độ từ cơ quan BHXH theo quy định cũng như tiền lương từ đơn vị sử dụng lao động. Hành vi gian lận này rất khó để phát hiện kịp thời từ cơ quan BHXH do hiện nay tất cả giao dịch giữa cơ quan BHXH và đơn vị đều là giao dịch điện tử, không có hồ sơ cụ thể. Chi khi cơ quan BHXH thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoặc thực hiện hậu kiểm hằng năm mới phát hiện. Khi phát hiện thì lại gặp khó khăn trong việc xử lý vì phải thực hiện thu hồi phần tiền mà cơ quan BHXH đã chi trả cho đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động.

Nợ BHXH kéo dài qua nhiều năm và có dấu hiệu ngày càng tăng là một vấn đề nhức nhối, cơ quan BHXH đã có rất nhiều chủ trương cũng như văn bản để giảm nợ BHXH qua từng năm. Tuy nhiên trong thực tế các khoản nợ BHXH ngày càng

tăng và phức tạp hơn, khó khăn hơn trong việc xử lý. Một trong những nguyên nhân là hành vi gian lận của đơn vị sử dụng lao động trong việc trích nộp BHXH kịp thời hằng tháng. Theo quy định của Luật, chậm nhất ngày cuối tháng, đơn vị sử dụng lao động căn cứ bảng lương trong tháng, thực hiện trích chuyển khoản tiền phải nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, với quy định của Luật, đơn vị chỉ phải chịu lãi phạt chậm đóng khi đến hết tháng liền kề chưa thực hiện trích chuyển số tiền phải đóng của tháng hiện tại. Các công ty, doanh nghiệp lớn, có nghiên cứu luật đã lợi dụng quy định này để chiếm dụng số tiền phải đóng BHXH trong thời hạn tối đã 30 ngày. Với quy định hiện tại thì chưa có chế tài để xử lý các trường hợp lạm dụng này, do đó tình trạng đơn vị chiếm dụng, gian lận theo hình thức này ngày càng nhiều. [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)