Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ- TCCB ngày 20/7/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức hoạt động kể từ ngày 01/9/1995, trên cơ sở thống nhất hai tổ chức BHXH thuộc hai ngành Lao động Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng Tháp.
Là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp. Ngày 17/12/2002 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Như vậy, kể từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho NLĐ, BHXH Tỉnh Đồng Tháp còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT cho công chức, viên chức và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đồng Tháp đặt tại số 17, đường Lý Thường Kiệt, phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. BHXH các huyện, thị xã, thành phố được đặt tại trung tâm các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn Tỉnh.
Tính đến tháng 12/2019 toàn ngành Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đồng Tháp có 229 công chức, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó:
- Bảo hiểm xã hội Tỉnh: 75 người.
- Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố: 154 người. 4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
4.1.2.1 Chức năng
BHXH Tỉnh Đồng Tháp là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ:
BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam.
BHXH Tỉnh Đồng Tháp chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
BHXH Tỉnh Đồng Tháp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
4.1.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT và Kế hoạch phân bổ dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định (xem thêm quyết định 969/QĐ-BHXH – Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu ổ chức của BHXH địa phương).
4.1.2.3 Giới thiệu bộ máy cán bộ làm công tác thu và phân cấp quản lý về công tác thu tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đồng Tháp
Phòng Quản lý thu có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHTN, BHYT; quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, BHTN, BHYT hàng năm cho BHXH huyện và Phòng Quản lý thu trên cơ sở kế hoạch được BHXH Việt Nam giao.
Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHTN, BHYT theo kế hoạch đã được phê duyệt; quản lý các đối tượng tham BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân.
Quản lý, kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT.
Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHTN, BHYT đối với BHXH huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định.
Hướng dẫn sử dụng và tổ chức thực hiện giao dịch điện tử thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng đối với BHXH huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với Phòng Khai thác và thu nợ: Thực hiện công tác tiếp nhận danh sách đối tượng tham gia mới; bàn giao các khoản nợ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.
Tham gia, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT.
Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu.
Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.
Tính đến cuối năm 2019, đội ngũ làm công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp là 19 viên chức quản lý thu, được phân cấp đều cho BHXH 12 huyện, thị, thành phố. Trong đó, tại Văn phòng BHXH Tỉnh 4 viên chức trực tiếp quản lý thu và 1 cán bộ tổng hợp thu. BHXH thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh, mỗi đơn vị có 2 viên chức quản lý thu. BHXH huyện thị còn lại mỗi huyện thì có 1 viên chức quản lý thu.
Tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là 93.780 lao động. Như vậy, bình quân mỗi viên chức quản lý thu BHXH tại BHXH Đồng Tháp phải quản lý 4.935 lao động. Điều này thật sự khó khăn nếu đội ngũ làm công tác quản lý thu BHXH không thật sự giỏi chuyên môn và thạo chính sách BHXH, đồng thời phải biết ứng dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo.
Bởi lẽ cán bộ quản lý thu BHXH, không chỉ biết thu BHXH mà còn phải nắm vững chính sách, vì nếu không vững chính sách thì thu được mà giải quyết chính sách không được là cả một tai hại trong quá trình thực hiện vai trò nhiệm vụ an sinh xã hội tại địa phương.
4.1.3. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.1. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp 2017-2019 ĐVT: triệu đồng; % STT Năm Số tiền BHXH phải thu Số tiền BHXH thực thu Số tiền nợ đọng BHXH Tỷ lệ nợ đọng BHXH 1 2017 48.473 50.265 1.792 3,70 2 2018 64.744 65.980 1.236 1,91 3 2019 74.726 75.235 509 0,68 (Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Tháp)
Qua số liệu bảng 4.1. cho thấy mặc dù các đơn vị tham gia nộp BHXH cho NLĐ song ý thức chấp hành nộp BHXH lại chưa đúng theo quy định, năm 2017 có tỷ lệ nợ đọng cao nhất là 3,7%, tỷ lệ nợ đọng BHXH năm 2019 thấp nhất là 0,68%/năm. Để giảm thiểu số nợ đọng, trong thời gian qua BHXH tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện các biện pháp như: thành lập tổ thu hồi nợ liên ngành và của ngành BHXH; tiến hành khởi kiện những trường hợp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH; tăng cường công tác kiểm tra; thông tin, báo cáo kịp thời tình hình vi phạm
pháp luật về BHXH của các đơn vị trên địa bàn để cơ quan lao động, thanh tra Nhà nước và chính quyền các cấp nắm được và có hướng chỉ đạo giải quyết xử lý kịp thời.
Bảng 4.2. Số lượng đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp 2017-2019 ĐVT: đơn vị; % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Đơn vị Tỷ lệ Đơn vị Tỷ lệ
Đơn vị thuộc diện tham
gia BHXH 3.642 3.985 4.123 343 9,42 138 3,46 Đơn vị đã
tham gia BHXH 3.542 3.905 4.063 363 10,25 158 4,05 Tỷ lệ đơn vị tham gia
BHXH 97,25 97,99 98,54 (Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Tháp)
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình triển khai thực hiện quản lý thu BHXH. Điển hình số doanh nghiệp tham gia BHXH ngày càng tăng lên qua các năm. Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng qua các năm.
Bảng 4.3. Số lượng lao động tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp 2017-2019 ĐVT: đơn vị; % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Đơn vị Tỷ lệ Đơn vị Tỷ lệ
Lao động thuộc diện
tham gia BHX 119.876 133.123 144.783 13.247 11,05 11.660 8,76 Lao động đã tham gia
BHXH 115.120 131,318 143.283 16.198 14,07 11.965 9,11 Tỷ lệ lao động tham
gia BHXH 96,03 98,64 98,96 (Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Tháp)
Qua bảng số liệu ta thấy số lao động thuộc diện tham gia BHXH và đã tham gia BHXH tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2018 số lượng lao động đã tham gia
BHXH là 131.318 người, tăng 16.198 người so với năm 2017 và tăng với tỷ lệ 14,07%; năm 2019 số lượng lao động là 143.283 người, tăng 11.965 người so với năm 2018 và tăng với tỷ lệ 9,11%. Năm 2019 có tỷ lệ số lao động tham gia BHXH đạt cao nhất.
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp 2017-2019
Qua bảng số liệu 4.4. cho thấy bình quân giai đoạn 2017 – 2019 BHXH tỉnh vượt so với kế hoạch được giao, năm 2017 là năm có tỷ lệ vượt kế hoạch cao nhất (99.=,47%) và năm 2018 có tỷ lệ vượt thấp nhất (99,55%). Điều này chứng tỏ tiềm năng thu BHXH ngày càng có xu hướng tăng dần.
NLĐ hiểu biết rõ, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, quyền lợi của NLĐ ngày càng được bảo đảm.
Trên cơ sở các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH của các bộ, ngành, của BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức quán triệt nội dung của Luật, nhất là những quy định mới đến các đơn vị sử dụng lao động. Tham mưu cho Tỉnh ủy; UBND tỉnh nhiều văn bản chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và đơn vị SDLĐ tăng cường thực hiện tốt chính sách BHXH cho NLĐ.
Đối với các đơn vị nợ BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng chế độ BHXH của NLĐ, BHXH đã áp dụng các biện pháp khởi kiện ra tòa án, bước đầu đã có những kết quả tích cực, góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh.
Thông qua việc thực hiện quản lý thu BHXH đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH của Đảng và Nhà nước.
Về quản lý đối tượng tham gia BHXH: tình trạng đối tượng tham gia BHXH
Năm Số thực thu (triệu đồng) Kế hoạch thu (triệu đồng) % Kế hoạch
2017 805.100 809.368 99,47
2018 1.199.178 1.241.985 96,55 2019 1.363.933 1.403.717 97,17 (Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Tháp)
là người SDLĐ và NLĐ không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH còn xảy ra nhiều trên địa bàn tỉnh.
Về công tác tuyên truyền: công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách BHXH cho NLĐ chưa được chú trọng, chưa sâu rộng đến từng đơn vị và NLĐ, do đó nhận thức về BHXH còn hạn chế.
Về kiểm tra khởi kiện các đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH kéo dài: do cơ chế chế tài chưa đủ mạnh, công tác phối hợp giữa các ngành, chức năng còn lỏng lẻo.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ đội ngũ cán bộ viên chức ngành BHXH: chưa được triển khai đồng bộ giữa các bộ phân chức năng trong quản lý đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH. Chưa xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ liên kết với cơ quan BHXH với các đơn vị SDLĐ cũng như các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để phục vụ cho công tác nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất kinhdoanh và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH.
4.2 Thống kê mô tả
Thu thập dữ liệu được thực hiện bằng khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi (phiếu khảo sát) đánh giá cho điểm theo thang điểm 5 được gửi trực tiếp các cán bộ công chức làm việc tại BHXH Đồng Tháp.
Số phiếu phát ra khảo sát là 240 phiếu, thu về hợp lệ là 225 phiếu (đạt tỷ lệ 93,7%). Trong đó có 135 nam (chiếm 60 %) và 90 nữ (chiếm 40%).
Về số năm kinh nghiệm làm việc của những người tham gia khảo sát trong nghiên cứu. Cụ thể số năm kinh nghiệm nhỏ hơn 5 chiếm 15,6%, số năm kinh nghiệm từ 5- dưới 10 năm chiếm 77,8%, số năm kinh nghiệm từ 10- dưới 15 năm chiếm 5,3%, số năm kinh nghiệm từ 15 năm trở lên chiếm 1,3%.
Bảng 4.5: Thống kê biến giới tính
giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid
1 NAM 135 60.0 60.0 60.0
2 NỮ 90 40.0 40.0 100.0
Total 225 100.0 100.0
Bảng 4.6: Thống kê biến kinh nghiệm
kinh nghiệm
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 DƯỚI 5 NĂM 35 15.6 15.6 15.6 2 TỪ 5- DƯỚI 10 NĂM 175 77.8 77.8 93.3 3 TỪ 10-DƯỚI 15 NĂM 12 5.3 5.3 98.7 4 TỪ 15 NĂM TRỞ LÊN 3 1.3 1.3 100.0 Total 225 100.0 100.0
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Hình 4.1: Đồ thị giới tính
Hình 4.2: Đồ thị kinh nghiệm
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
4.3 Phân tích Cronbach’s Alpha sơ bộ
Tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ cho 95 phiếu khảo sát nhằm xem xét sơ bộ ban đầu về độ tin cậy của các biến. Nếu biến nào không thỏa nghiêm trọng các điều kiện thì sẽ loại, những biến nào vi phạm không đáng kể thì có thể tạm chấp nhận bởi vì còn 1 lần đánh giá chính thức. Phân tích 4 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc được kết quả như sau:
1, Biến Khả năng (A)
Sau khi phân tích biến khả năng với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.778 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng các quan sát đều đạt yêu cầu >=0.3, nên chấp nhận, (chi tiết phụ lục 3).
Bảng 4.7: Bảng thống kê độ tin cậy biến A (SB)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.778 4
Bảng 4.8: Bảng tương quan biến tổng biến A (SB) Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted A1 10.63 5.682 .454 .787 A2 10.43 4.673 .684 .667 A3 10.52 5.040 .693 .670 A4 10.67 5.307 .516 .759
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
2, Cơ hội (O)
Sau khi phân tích biến cơ hội với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.888 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng >= 0.3 đạt yêu cầu (chi tiết phụ lục 3)
Bảng 4.9: Bảng thống kê độ tin cậy biến O (SB)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.888 4
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Bảng 4.10: Bảng tương quan biến tổng biến O (SB)
Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted O1 8.20 6.864 .720 .871 O2 7.73 5.924 .793 .842 O3 7.76 6.079 .791 .842 O4 7.96 6.296 .725 .868
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
3, Động cơ (M)
Sau khi phân tích biến động cơ với 5 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.904 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng biến đạt yêu cầu >= 0.3 (chi tiết phụ lục 3)
Bảng 4.11: Thống kê độ tin cậy biến M (SB)