8. Kết cấu đề tài
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng quản trị nhân lực và quản lý tiền
2021 sẽ nhắm tới thực hiện các mục tiêu trọng tâm như sau:
Trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2021 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp.
Luôn duy trì vị trí và hướng với mục tiêu dẫn đầu trong top 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, đưa thương hiệu vươn ra tầm nhìn châu lục và quốc tế.
Không ngừng gia tăng giá trị thương hiệu với phương châm “Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của cán bộ nhân viên ngân hàng”.
Không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm toán kiểm soát nội bộ, chú trọng đẩy mạnh tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống. Đảm bảo sự liên tục đổi mới, sáng tạo, thích ứng linh hoạt trong mọi hoạt động; xây dựng chiến lược cạnh tranh tạo ra sự khác biệt, không ngừng lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển.
Xây dựng một SHB trẻ trung, năng động với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy. Tạo lập niềm tự hào bản sắc văn hóa SHB “Sáng tạo, đoàn kết, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt”.
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng quản trị nhân lực và quản lý tiền lương của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Không chỉ đưa ra các mục tiêu phát triển chung của SHB, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2017 cũng đề ra các mục tiêu quản trị nhân sự như sau:
Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ thống nhân sự và trong tổ chức.
Xây dựng các chiến lược quản trị, đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, có tính định hướng dài hạn trên cơ sở chiến lược cạnh tranh, kinh doanh của Ngân hàng; luôn hoàn thiện, đổi mới các quy trình quản lý nhân sự một cách hiệu quả với nền tảng công nghệ - thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
Thúc đẩy không ngừng gia tăng không chỉ năng suất mà còn chất lượng, đạo đức, ý thức kỷ luật, tác phong, thái độ phục vụ của người lao động trong tổ chức. Đồng thời, luôn đảm bảo mọi lợi ích cao nhất của người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động SHB luôn cao hơn bình quân thị trường, xã hội.
Trong đó, Đại hội đồng cổ đông cũng đưa ra mục tiêu về quản lý tiền lương, thù lao cho người lao động tại SHB như sau:
Liên tục kiện toàn tổng thể công tác trả lương theo định hướng cốt lõi “Tiền lương của người lao động phải đảm bảo hướng tới giàu vì lương, sống nhờ lương”.
Xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa việc xây dựng các quy định, quy chế và tổ chức thực hiện các phương án trả lương một cách hợp lý, chính xác, phù hợp với điều kiện nhân sự của SHB để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho người lao động, đặc biệt là phương án trả lương theo kết quả lao động.
Tạo lập được hệ thống các bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc, các hệ số lương của các hình thức, phương án trả lương hợp lý. Đồng thời việc trả lương phải căn cứ chính xác trên cơ sở kết quả lao động và đóng góp của người lao động với kết quả hoạt động, kinh doanh của tổ chức.
Luôn đổi mới, đa dạng hoá các hình thức thưởng, đưa ra nhiều mức thưởng khác nhau để kích thích người lao động tăng năng suất lao động hơn nữa.
Đảm bảo mức sống cao nhất của lao động từ lương. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nâng cao mức phụ cấp, thực hiện phúc lợi tài chính ngoài lương với người lao động và gia đình của họ, tạo cơ hội cho nhân viên có trình độ cao, thâm niên công tác, nhiều thành tích, đóng góp có cơ hội vay tiền với lãi suất thấp của SHB.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phƣơng án trả lƣơng theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Từ những thực trạng đã phân tích ở Chương 2, ta thấy rõ rằng mặc dù phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB đã đạt được khá nhiều ưu điểm và có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại rất nhiều yếu kém, khó khăn,
hạn chế cần được giải quyết, khắc phục. Từ thực tế đó và các mục tiêu, phương hướng hoạt động nói chung và quản trị nhân lực, quản lý tiền lương nói riêng của SHB kể trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm với hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà Nội SHB như sau:
3.2.1. Điều chỉnh hợp lý để tăng tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Trong những năm vừa qua, mặc dù cả lợi nhuận, tổng quỹ lương và quỹ lương theo kết quả lao động của SHB đều tăng, tuy nhiên tiền lương thực tế, đời sống với thu nhập từ lương của CBCNV SHB lại rất ít được cải thiện.
Cụ thể, trong năm 2017 tổng quỹ tiền lương tăng lên 5,5%, tổng quỹ lương theo kết quả lao động cũng tăng lên 13,3% so với năm 2016. Tuy nhiên, trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cụ thống kê Việt Nam, chỉ số giá hàng tiêu dùng của Việt Nam trong hai năm 2016 - 2017 đã tăng bình quân hơn 15%. Như vậy cho thấy tiền lương danh nghĩa mà CNCNV làm việc tại SHB nhận được có xu hướng tăng lên qua mỗi năm, nhưng sức tăng của tiền lương danh nghĩa lại chậm hơn sự biến động về giá cả hàng tiêu dùng bình quân nên tiền lương thực tế của CNCNV tại SHB ngày càng giảm, thu nhập và chất lượng đời sống của người lao động làm việc tại SHB theo đó cũng giảm sút. Để tránh tính trạng này, khi tổ chức tính và trả lương cho người lao động tại SHB, đơn vị nên xem xét tiền lương danh nghĩa trong mối quan hệ mật thiết với tiền lương thực tế để kịp thời điều chỉnh hệ số tiền lương, điều chỉnh mức lương để giúp người lao động yên tâm về thu nhập cũng như có điều kiện nâng cao chất lượng đời sống, tái sản xuất sức lao động khi làm việc tại SHB.
3.2.2. Điều chỉnh lại hợp lý các cơ sở, công thức tính lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi cho người lao động tại Ngân động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB hiện nay, việc áp dụng hệ số
(Số ngày công làm việc thực tế của lao động trong kỳ xét lương / Số ngày làm việc của kỳ xét lương theo quy định của SHB) trong công thức tính lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi đang gây ra nhiều thiệt thòi, bất công cho một số bộ phận lao động của Ngân hàng, đặc biệt là các lao động làm các công việc không mang tính chất thường xuyên liên tục hoặc
công việc có tính chất hướng ngoại, thường xuyên phải làm việc bên ngoài trụ sở Ngân hàng.
Để giải quyết thực trạng đó, SHB cần phải theo dõi, xem xét và có những điều chỉnh hợp lý về cơ sở, công thức tính lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tiền lương, nâng cao năng suất lao động cũng như hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động. Ban Lãnh đạo SHB có thể xem xét và loại bỏ hệ số
ra khỏi công thức tính lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi bởi Hệ số hiệu quả làm việc đã bao gồm cả hệ số
.
3.2.3. Hoàn thiện các bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV làm việc tại SHB làm cơ sở để trả lương theo kết quả lao động tại Ngân CBCNV làm việc tại SHB làm cơ sở để trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB đã đưa vào sử dụng các bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV làm việc như KPIs và ISO. Tuy nhiên, việc đưa vào để áp dụng xác định kết quả lao động của người lao động tại SHB còn gặp nhiều trở ngại do sự khác biệt của các vị trí việc làm tại SHB hoặc sự khác biệt về kết quả lao động của CBCNV trong SHB. Chính vì vậy, để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động cho người lao động, SHB cần phải đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện, xây dựng tất cả các bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs cho các vị trí việc làm hưởng lương theo kết quả lao động trong thời gian ngắn nhất, trên cơ sở phải đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của tổ chức và của người lao động trong toàn đơn vị.
Đối với các vị trí đã hoàn thành việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs, SHB cần chủ động nhanh chóng thực hiện tiến hành xây dựng các cơ sở pháp lý, chỉ số, quy định về các mức định biên, định mức trên cở sở các bản mô tả, bàn tiêu chuẩn công việc, các bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs đã có sẵn.
Đối với các vị trí chưa hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs, SHB có thể kết hợp song song đồng thời việc thực hiện xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs với công tác xây dựng các cơ sở pháp lý, chỉ số, quy định về các mức định biên, định mức trên xem xét cơ sở
điều kiện của SHB và chất lượng nhân sự của tổ chức, xã hội.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác định biên lao động trong trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Trong công tác xây dựng nội quy, quy chế thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB, ta thấy, công tác định biên lao động hưởng lương theo kết quả đôi khi còn chưa thực sự phù hợp, cụ thể so với số lượng lao động được định biên hưởng lương theo kết quả trong năm 2017 thì số lượng lao động thực tế thực hiện tăng hơn 15% so mức định biên. Điều này đã buộc SHB phải điều chỉnh bổ sung tổng quỹ tiền lương trả theo kết quả lao động trong năm 2017.
Như vậy, trong thời gian tới, SHB cần tăng cường quản lý hơn nữa công tác định biên lao động, cụ thể: Các mức định biên nhân sự của SHB phải đảm bảo đúng số lượng và chất lượng nhân sự theo yêu cầu công việc của vị trí, chức danh, đồng thời phải đảm bảo tiết kiệm, hợp ý với khả năng, mục tiêu chiến lược và tình hình sản xuất kinh doanh của SHB, tránh sự biến động quá lớn về tổng quỹ tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động.
Bên cạnh đó, các mức định mức lao động cần phải đảm bảo phù hợp với khả năng của người lao động trong tổ chức và trình độ chung của toàn xã hội, có những điều chỉnh linh hoạt, hợp lý về mức để làm giảm tính đơn điệu của tiền lương theo kết quả lao động, khuyến khích tăng năng suất, chất lượng. Đồng thời có những biện pháp làm giảm hao phí liên quan trong quá trình lao động.
3.2.5. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - công nghệ - thông tin, thiết bị tự động hóa; các phương thức, bộ chỉ tiêu, tiêu chí, các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, tổ chức trả lương hiện đại, tiên tiến trong việc thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động. Đồng thời, việc áp dụng cũng phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của SHB và phải đảm bảo tính liên kết, thống nhất, đặc biệt là về thông tin giữa các bộ phận với nhau và với
các cấp quản lý trong toàn hệ thống. Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB có thể học hỏi, tham khảo, áp dụng những phương thức quản lý, giải pháp khoa học - công nghệ hiện đại mới nhất từ những thành công của các đối thủ cạnh tranh hoặc các doanh nghiệp khác đi trước.
3.2.6. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro có chiều sâu trên toàn thể hệ thống tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
Trong quá trình hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro có chiều sâu trên toàn thể tổ chức, hoạt động có hiệu quả với tính đồng bộ, ổn định và chuyên nghiệp cao nhằm đảm bảo công tác chi trả lương theo kết quả lao động diễn ra ổn định, hiệu quả.
3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phƣơng án trả lƣơng theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB
3.3.1. Khuyến nghị với Ban Lãnh đạo SHB
Tại SHB, Ban Lãnh đạo là đầu não quản lý mọi hoạt động của động của Ngân hàng. Vì vậy để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB, Ban Lãnh đạo Ngân hàng cần xem xét, thực hiện:
Xây dựng các quy định nguyên tắc giảm trừ lương; ban hành các chế tài xử lý đối với các trường hợp không hoàn thành chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu doanh số, các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, để phát sinh các vấn đề liên quan đến nợ để đảm bảo việc trả lương sẽ bám sát nhất vào kết quả lao động thực tế của CBCNV tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà Nội SHB.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác định biên lao động trong tổ chức để làm cơ sở hoàn thiện việc định mức lao động và trả lương cho CBCNV theo kết quả lao động chính xác, khách quan và tạo động lực thúc đẩy lao động, nâng cao năng suất lao động cho người lao động tại SHB.
Yêu cầu các bộ phận chuyên trách nhanh chóng đưa ra các bộ tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả, mức độ hoàn thành công việc, hoàn thành việc xây dựng định mức có thông số lượng hóa cụ thể của các chức danh hưởng lương theo kết quả lao động để việc trả lương cho đối tượng này đạt hiệu quả cao nhất.
Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật liên tục và đưa các căn cứ pháp lý như Luật lao động, Luật kinh doanh; các Nghị định, Quy chế, Quyết định hiện hành