Tình hình trả lương của SHB giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội SHB (Trang 33)

8. Kết cấu đề tài

2.1.4. Tình hình trả lương của SHB giai đoạn 2015-2017

Nhận xét: Thông qua số liệu ở trên, ta thấy được rằng cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng và kết quả khả quan trong kinh doanh, quỹ tiền lương nói chung và quỹ lương theo kết quả lao động của SHB có xu hướng tăng nhanh. Trong năm 2017, tổng quỹ lương tăng 130,496 tỷ đồng so với năm 2016, tổng quỹ lương theo kết quả lao động tăng 182 tỷ đồng so với năm 2016. Đồng thời, tiền lương bình quân và lương theo kết quả lao động bình quân của SHB cũng tăng nhanh, góp phần đảm bảo và gia tăng đáng kể quyền và lợi ích của người lao động. Trong năm 2017, lương bình quân tăng 29 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2016 và lương theo kết quả lao động tăng 33 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2016.

2.2. Nguyên tắc của phƣơng án trả lƣơng theo kết quả lao động tại SHB

Trong hoạt động tài chính - kinh doanh của mình, ý thức được ý nghĩa quan trọng của tiền lương đối với sự phát triển của Ngân hàng mình, Ban Lãnh đạo SHB đã luôn quan tâm sát sao đến việc tổ chức chi trả lương sao cho hợp lý, phù hợp nhất với đặc điểm của SHB. Về vấn đề này, trong bản Quy chế tiền lương, SHB đưa ra các nguyên tắc tổ chức trả lương như sau:

Các mức thu nhập như lương cấp bậc - thời gian, lương theo kết quả lao động, các loại phụ cấp, hỗ trợ bằng tiền mặt được xác định là mức thu nhập thực lĩnh hàng tháng của người lao động. Tiền lương thực lĩnh phải đảm bảo thu nhập của người lao động luôn trên mức tối thiểu, đồng thời cũng phải đảm bảo tiền lương luôn tăng trưởng theo đúng năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động, đảm bảo mục tiêu “Sống nhờ lương, giàu nhờ lương” cho CBCNV trong hệ thống.

Tiền lương của người lao động sẽ thỏa thuận căn cứ vào Quy chế trả lương của SHB. Đồng thời việc trả lương cho người lao động phải đảm bảo quyền lợi của tổ chức, quyền và lợi ích cao nhất của người lao động và tuân thủ đúng quy luật của pháp luật về lao động, tiền lương hiện hành, quy chế hoạt động của SHB, đảm bảo sự công bằng về thu nhập giữa tất cả lao động trong toàn thể hệ thống của SHB.

Chính sách trả lương phải gắn với kết quả lao động thực tế, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tiền lương tháng, các khoản phụ cấp, tiền hỗ trợ và lương bổ sung phải được xác định dựa trên cơ sở công việc hiện tại của người hưởng lương, trách nhiệm,

chức danh, chức vụ mà người đó nắm giữ, thời gian làm việc thực tế, thâm niên công tác của người lao động, thành tích công tác của chính người lao động dựa trên kế hoạch, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống, bộ phận đang công tác và theo quy định của pháp luật.

Phương án trả lương theo kết quả lao động là một phần của công tác trả lương tại SHB, vì vậy khi tiến hành xây dựng, đổi mới cũng như áp dụng phương án này cũng cần phải đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định, nguyên tắc chung kể trên. Ngoài ra, việc trả lương theo phương án này phải tuân thủ những nguyên tắc riêng như sau:

Phương án trả lương theo kết quả lao động chỉ áp dụng đối với các lao động chính thức và lao động thử việc trong biên chế của SHB, không tính lao động trong thời gian học việc, thực tập nghề.

Lương theo kết quả lao động phải được tính toán căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được giao và bộ chỉ tiêu KPIs đã được giao đối với từng đơn vị kinh doanh, đơn vị, vị trí và người lao động trong hệ thống. Số lao động để tính lương theo kết quả lao động là nhân sự của đơn vị tại thời điểm cuối tháng, năm hoặc kỳ đánh giá.

Đối với việc tính toán các chỉ tiêu để chi trả tiền lương theo kết quả lao động như năng suất, hiệu quả hoàn thành công việc, các đơn vị kinh doanh, điểm giao dịch phải có sự xếp loại, so sánh đối với các đơn vị, điểm giao dịch khác trên toàn hệ thống của SHB. Căn cứ theo quy định của pháp luật và nội quy, quy định của SHB về khu vực, địa bàn nơi đơn vị hoạt động, các chi nhánh, đơn vị kinh doanh, điểm giao dịch thuộc cùng một nhóm sẽ được xếp loại thứ tự từ cao xuống thấp theo khu vực để có sự so sánh tương đồng, đảm bảo sự công bằng, hợp lý, khách quan cho người lao động trong Ngân hàng.

2.3. Nội dung phƣơng án trả lƣơng theo kết quả lao động tại SHB

2.3.1. Xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB thực trạng việc xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động thể hiện trên các công tác sau:

2.3.1.1. Xác định cơ sở pháp lý thực hiện phương án trả lương theo kết quả cho người lao động tại SHB

CBCNV và nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng thực hiện công việc, khi tiến hành xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động, SHB đã xác định các cơ sở pháp lý cũng như xây dựng văn bản (nội quy, quy định)

để làm cơ sở thực hiện phương án trả lương theo kết quả như sau: Các cơ sở pháp lý của Nhà nước. Bao gồm:

Luật Lao động năm 2012: Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ dựa trên các điều kiện về kinh tế và xã hội của địa phương cũng như mức lương bình quân trên thị trường lao động.

Điều 94-96 & 101 của Bộ luật Lao động quy định về kỳ hạn trả lương và hình thức trả lương, cụ thể người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian (theo giờ, ngày hoặc tháng), theo sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Điều 2 và Điều 4 quy định về đối tượng và tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động.

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, có ghi: “Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động”.

Các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Theo Quyết định 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2016, ở Điều 1 quy định về Chi lương, phụ cấp và các khoản phải đóng theo lương, Điều 3 về Chế độ chi phúc lợi.

Ngoài ra, cơ sở pháp lý còn bao gồm các Nghị định về lương tối thiểu hằng năm của chính phủ, các Thông tư, Quyết định, Quy định có liên quan.

Các nội quy, quy định riêng về tiền lương và phương án trả lương theo kết quả lao động do SHB xây dựng. Bao gồm:

Bản Thỏa ước và lao động tập thể của SHB đăng ký ngày 20/3/2015 với các Chương 1, 2; Điều 2, 8, 9, 10, 11, 12, 13 về quy định chế độ, hình thức tiền lương trả cho người lao động.

Căn cứ Nội quy lao động của SHB do Tổng Giám đốc ban hành ngày 10/03/2017; quy định về nội dung lao động tại SHB, về tiền lương, hình thức và phương án trả lương cho người lao động làm việc tại SHB.

Căn cứ vào Quyết định và Hướng dẫn tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả của SHB ban hành ngày 15/12/2016.

Căn cứ vào hợp đồng lao động được ký kết giữa SHB với người lao động làm việc tại SHB, tại điều 5 trên Hợp đồng lao động có nêu rõ hình thức tiền lương, thời gian và phương án trả lương cho người lao động làm việc tại SHB.

2.3.1.2. Xác định đối tượng thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB

Đối tượng hưởng lương theo kết quả lao động tại SHB bao gồm những lao động thuộc các Khối được giao chỉ tiêu kinh doanh hoặc chịu trách nhiệm, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, cụ thể:

Đối tượng lao động 1A: Đội ngũ cán bộ kinh doanh tiền tệ tại các đơn vị kinh doanh, điểm giao dịch của SHB.

Đối tượng lao động 2A: Đội ngũ cán bộ tín dụng doanh nghiệp bao gồm chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên khai thác tín dụng cho vay doanh nghiệp; các chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, giao dịch viên, kiểm soát viên phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.

Đối tượng lao động 2B: Đội ngũ cán bộ khai thác và phát hành thẻ: Bao gồm các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, chuyên viên thẻ, chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân, giao dịch viên, kiểm soát viên phòng dịch vụ khách hàng cá nhân.

Đối tượng lao động 3A: Một bộ phận lao động của SHB làm các công việc có thể định lượng được sản phẩm lao động như bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế với sản phẩm cụ thể của đối tượng lao động này là tổng tín dụng của các hợp đồng xuất nhập khẩu, các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hoặc tín dụng trên các

thư tín dụng L/C; D/P; CAD; TT; TTR mà người lao động thực hiện được trong các giao dịch thương mại quốc tế với khách hàng.

Đối tượng lao động khác: Một số lao động làm việc tại SHB đăng ký hưởng lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương kinh doanh quy đổi mới được SHB chính thức áp dụng từ năm 2015 đến nay.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô và cơ cấu nhân sự của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB được thanh toán lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động được thể hiện trong bảng như sau:

Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta thấy số lao động hưởng lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB chiếm tỷ trọng rất lớn trong đội ngũ nhân sự của SHB với 75,8% số lao động của Ngân hàng. Đồng thời, trong các lao động là đối tượng của phương án trả lương theo kết quả lao động, đối tượng 2A và đối tượng khác có quy mô rất lớn và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh về cả số lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu nhân sự của phương án trả lương theo kết quả lao động nói riêng và trong nhân sự SHB nói chung. Trong năm 2017, đối tượng 2A chiếm 32% đội ngũ nhân sự của toàn SHB, tăng 1,2% trong cơ cấu nhân sự của SHB so với 2016; đối tượng khác chiếm 26,9% đội ngũ nhân sự của toàn SHB, tăng 0,6% trong cơ cấu nhân sự của SHB so với 2016.

2.3.1.3. Xây dựng tổng quỹ lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB

Việc xây dựng tổng quỹ lương cho phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng SHB được thực hiện theo công thức:

∑ (Nếu có) [8, 4].

Theo đó, quỹ lương theo kết quả lao động kế hoạch là quỹ tiền lương được Ngân hàng lập nên vào đầu năm tài chính để trả lương theo kết quả lao động kế hoạch vào định kỳ hàng tháng. Hàng năm, SHB tiến hành xây dựng tổng quỹ tiền lương kế hoạch và tổng quỹ tiền lương kế hoạch cho các phương án chi trả thù lao trong đó có phương án trả lương theo kết quả lao động kế hoạch như sau:

Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy Ban Lãnh đạo SHB đã có những quy định rất cụ thể và phù hợp với tình hình kinh doanh của tổ chức nhằm xác định quỹ tiền lương kế hoạch cho phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng này.

Quỹ lương theo kết quả lao động thực hiện là quỹ tiền lương được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB lập nên vào cuối kỳ kế hoạch hoặc cuối năm tài chính để tiến hành chi trả lương theo kết quả lao động thực hiện trong kỳ.

chính được Ngân hàng lập nên khi kết thúc kỳ kế hoạch trong trường hợp Ngân hàng hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch lợi nhuận đã được Ban Lãnh đạo thông qua vào đầu kỳ. Quỹ này được dùng để chi trả bổ sung thêm cho lương theo kết quả lao động, để chi thưởng cho những lao động có hiệu quả làm việc cao và sẽ được hạch toán vào chi phí kinh doanh; được hình thành trên cơ sở 10% lợi nhuận trước thuế theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Ngoài ra, người lao động tại Ngân hàng SHB sẽ nhận được lương từ các loại quỹ lương bổ sung định kỳ, từ các quỹ thưởng, thưởng Tết để đảm bảo cao nhất quyền lợi của người lao động.

2.3.1.4. Xây dựng các bộ chỉ tiêu, định mức và nội quy, quy chế về trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB

Hiện nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB đã hoàn thành việc xây dựng các bản mô tả công việc cho tất cả các vị trí, chức danh. Bên cạnh đó, hòa cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa trong lĩnh vực tiền lương hiện nay, SHB cũng đang tiến hành lên kế hoạch, xây dựng hệ thống các bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs cho từng vị trí công việc để làm cơ sở đánh giá, xác định lương theo kết quả lao động. Tính đến 02/2018, Ngân hàng đã xây dựng xong các bộ chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs cho khoảng 50% số vị trí công việc hưởng lương theo kết quả lao động.

Do công tác xây dựng các bộ chi tiêu đánh giá thực hiện công việc theo KPIs cho các vị trí chức danh tại SHB còn chưa hoàn tất (mới đạt 50% tổng số vị trí theo kế hoạch), vì vậy hiện nay Ban Lãnh đạo Ngân hàng này vẫn chưa xây dựng được các quy định chính thức, hoàn thiện, đầy đủ nhất về việc thực hiện định biên cũng như định mức lao động. Tại SHB, vào đầu mỗi tháng, quý, năm, HĐQT sẽ đưa ra các mức định biên, định mức lao động trong kỳ cho từng đơn vị và toàn thể Ngân hàng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và ý kiến tham mưu, tư vấn của Tổng giám đốc, lãnh đạo của các ngành dọc, đơn vị cùng với bộ phận quản lý nhân sự của SHB, các đối tượng hưởng lương theo kết quả lao động.

Bên cạnh việc áp dụng hệ thống bộ chỉ tiêu đo lường và đánh giá kết quả lao động theo KPIs vào việc xây dựng bộ các bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả lao động của

các vị trí, chức danh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB còn áp dụng các hệ thống quản lý nhân sự và quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, các phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương tự động, máy chấm công vân tay, hệ thống tiếp nhận phản hồi về chất lượng phục vụ online 24/24

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội SHB (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)