Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng CBCNV trong Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực TP hà nội (Trang 55 - 67)

8. Cấu trúc dự kiến của đề tài

3.2.8. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng CBCNV trong Doanh nghiệp

Đánh giá là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng CBCNV, cần được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi xem xét đề bạt, chuyển công tác đối với CBCNV.

Mục đích của hoạt động đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương, thưởng đối với CBCNV.

Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của CBCNV là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ.

Hoạt động đánh giá CBCNV sẽ cung cấp thông tin phản hồi để CBCNV biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Đánh giá CBCNV phải dựa trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ.

Đánh giá theo hiệu quả công tác căn cứ theo tiêu chí công ty; căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể và người đứng đầu công ty đối với CBCNV.

Cần áp dụng các phương pháp đánh giá CBCNV tiên tiến; đổi mới quy trình đánh giá CBCNV, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối với việc đánh giá CBCNV.

Công ty nên xây dựng cho mình hệ thống đánh gía chất lượng phục vụ của CBCNV. Khách hàng được phép trực tiếp đánh giá CBCNV. Bảng đánh giá CBCNV nên đặt ở nơi dễ nhìn thấy. Trong hệ thống đánh giá nên ghi rõ họ tên, chức vụ, công việc và ảnh của CBCNV.

Tiểu kết

Trên cơ sở lý luận về VHDN ở chương 1 và kết quả đánh giá diện mạo VHDN của EVN HANOI ở chương 2, tác giả đưa ra đánh giá các mặt mạnh và hạn chế trong VHDN tại EVN HANOI. Đưa ra những ý kiến đề xuất dựa vào kết quả phỏng vấn và suy nghĩ chủ quan của mình trong chương 3 của đề tài.

Những bài học quý báu trong suốt lịch sử hình thành và hoạt động nhiều năm qua của EVN HANOI đã nêu trong dẫn chứng thực tế ở chương 2 cùng với kết quả đánh giá được tổng kết cùng những ý kiến đề xuất ở chương đánh giá hiệu quả của áp dụng VHDN trong các hoạt động của doanh nghiệp, giúp người đọc nhận thức rõ vai trò, lợi ích của xây dựng VHDN cho các doanh nghiệp hiện nay.

Việc xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp là công việc có tính lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp lãnh đạo và sự đồng thuận của cán bộ, công nhân viên trong EVN HANOI, đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra và đòi hỏi phải sự cố gắng của cả một tập thể, nhằm hướng đến một EVN HANOI luôn chuyên nghiệp và làm việc hiệu quả, CBCNV làm việc trách nhiệm, trí tuệ và thanh lịch.

KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển VHDN vừa là mục tiêu, vừa tạo động lực và môi trường hình thành các giá trị mới của doanh nghiệp, định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên thành một khối thống nhất, phát huy được cao nhất những ưu thế của nội lực thành sức mạnh tập thể hướng tới mục tiêu chung, nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh, mang lại thành công cho doanh nghiệp.

VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp vượt xa cuộc đời của những người sáng lập, nhiều quan điểm còn cho là một tài sản của doanh nghiệp.

VHDN được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống của doanh nghiệp đó.

Văn hóa không chỉ bao gồm yếu tố tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Xây dựng thành công và giữ bền vững doanh nghiệp, văn hóa của mình không bị “lẫn” với các doanh nghiêp khác.

Mục đích đạt được đó là: rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, nhưng người ta sẽ dễ nhớ tới những doanh nghiệp có phong thái riêng ngoài chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…VHDN thuộc phạm trù đạo đức, chính là "cơ chế mềm” tồn tại song hành với "cơ chế cứng” khi vận hành doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp đều sẽ kéo theo những sự thay đổi do sự tác động của môi trường bên trong và bên ngoài, đòi hỏi VHDN cũng phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với môi trường. Tùy theo mức độ tác động của các nhân tố mà mức độ của sự thay đổi sẽ khác nhau, tuy nhiên sự thay đổi đó sẽ không làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa doanh nghiệp đã có.

Tuy nhiên, theo sự biến động của kinh tế xã hội cùng với sự phát triển ngày một to lớn của EVN HANOI, VHDN có thể sẽ bị mai một hoặc thiếu sót nếu không có những biện pháp để duy trì, củng cố, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Với kết cấu 3 chương và mục tiêu đã đề ra ban đầu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và khái quát sơ lược về EVN HANOI.

Tìm hiểu về diện mạo văn hóa doanh nghiệp tại EVN HANOI hiện nay.

Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp mang tính thực tế và khả thi hoàn thiện VHDN phát triển toàn diện văn hóa, hiệu quả kinh doanh của EVN HANOI trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Dân (2003), cuốn sách “Tinh thần doanh nghiệp - giá trị định hướng kinh doanh văn hóa Việt Nam”.

2. Đỗ Phi Hoài (2011), Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, cuốn sách “Văn hóa doanh nghiệp”.

3. Dương Thị Liễu (2006), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, “Văn hóa kinh doanh”.

4. Cao Thị Thùy Linh (2015), luận văn "Chức năng của văn phòng trong việc xây dựng văn hóa ứng xử qua thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ".

5. Trần Nhoãn (2009), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, “Văn hóa doanh nghiệp”.

6. Lê Trường Sơn (2011), luận văn “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam”.

7. Nguyễn Thị Kim Thìn, (2014), luận văn “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở Hà Nội

8. Đặng Thị Tuyết (2012), tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, Hà Nội, bài nghiên cứu“Văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập kinh tế quốc tế”.

9. Trần Thị Thúy Vân (2003), luận văn “Tìm hiểu việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỂ HIỆN VHDN CỦA EVN HANOI

Hình 1: Phía ngoài cổng tòa nhà EVN HANOI tại 69 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, HN

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 3: Ban lãnh đạo EVN HANOI và các Trưởng đơn vị trực thuộc ký cam kết thực thi Văn hóa doanh nghiệp.

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 5: Phòng giao dịch khách hàng tại đơn vị trực thuộc EVN HANOI

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 6: Hình ảnh người thợ điện của EVN HANOI thay bóng đèn tiết kiệm điện tặng gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Hình 7: Đoàn thanh niên EVN HANOI tổ chức đạp xe diễu hành hưởng ứng giờ trái đất

(Nguồn ảnh: Tác giả chụp ngày 25/3/2017)

Hình 8: Đoàn thanh niên tổ chức chương trình Hiến máu tình nguyện

Hình 9: EVN HANOI cấp phát mũ bảo hiểm đạt chuẩn và có gắn logo EVN HANOI cho toàn thể CBCNV

(Nguồn ảnh: Công ty Điện lực Thường Tín)

Hình 10: Hình ảnh trang phục áo dài truyền thống của nữ CBCNV EVN HANOI

Phụ lục 2

ẢNH MINH HỌA VIỆC VI PHẠM VHDN CỦA EVN HANOI

Hình 2.1. Hình ảnh nhân viên điện lực có hành động không đúng mực với khách hàng, vi phạm Văn hóa EVN HANOI.

Phụ lục 3

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA EVN HANOI

(Dành cho đối tác, khách hàng của EVN HANOI) Kính thưa quý vị!

Tôi là Nguyễn Hương Lan, sinh viên lớp Đại học liên thông Quản trị Văn phòng K15B – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới dây nhằm tìm hiểu ý kiến của quý vị về văn hóa doanh nghiệp tại EVN HANOI. Những ý kiến của quý vị sẽ là những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài trên. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, hợp tác từ phía quý vị. Tôi xin đảm bảo những thông tin của quý vị chỉ phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần 1: Thông tin cá nhân

(Không bắt buộc) Họ và tên: ... Giới tính: ... Tuổi: ... Nghề nghiệp: ... Phần 2: Nội dung Xin đánh dấu (X) vào đáp án là ý kiến của anh (chị) Là khách hàng, đối tác của EVN HANOI, thông qua kiến trúc, cách bài trí trụ sở, logo, slogan, màu sắc chủ đạo quý vị có nhận thấy văn hóa doanh nghiệp của EVN HANOI hay không? Nhận thấy ngay VHDN Đã nhận thấy VHDN Chưa nhận thấy VHDN Ý kiến khác (ghi rõ): ...

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA EVN HANOI

(Dành cho CBNV của EVN HANOI) Kính thưa quý vị!

Tôi là Nguyễn Hương Lan, sinh viên lớp Đại học liên thông Quản trị Văn phòng K15B – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới dây nhằm tìm hiểu ý kiến của quý vị về văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội. Những ý kiến của quý vị sẽ là những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài trên. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, hợp tác từ phía quý vị. Tôi xin đảm bảo những thông tin của quý vị chỉ phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần 1: Thông tin cá nhân

(Không bắt buộc) Họ và tên: ... Giới tính: ... Tuổi: ... Đơn vị: ... Phần 2: Nội dung Xin đánh dấu (X) vào đáp án là ý kiến của anh (chị) 1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về triết lý kinh doanh của EVN HANOI?  Rất đúng đắn  Đúng đắn  Chưa hoàn toàn đúng đắn  Ý kiến khác (ghi rõ): ...

2. Theo anh (chị) văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

 Rất quan trọng

 Khá quan trọng

 Không quan trọng

 Ý kiến khác ...

3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về các giải pháp của luận văn (đã gửi qua Email) nhằm phát huy văn hóa doanh nghiệp của EVN HANOI?

 Rất phù hợp

 Phù hợp

 Chưa phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực TP hà nội (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)