8. Cấu trúc dự kiến của đề tài
3.1.2. Nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của lãnh đạo
Uy tín và tầm ảnh hưởng của lãnh đạo sẽ góp phần nâng cao mức độ tiếp nhận của nhân viên đối với những mục tiêu mang tính thách thức. Nhà lãnh đạo luôn phải thể hiện năng lực và sự tự tin, uy tín của người lãnh đạo cũng thể hiện qua chính năng lực của họ. Nhà lãnh đạo luôn phải điềm đạm, bình tĩnh, tự tin ứng phó trước mọi tình huống. Đó chính là một phần trong quá trình xây ựng uy tín của nhà lãnh đạo.
Để xây dựng cũng như củng cố tầm ảnh hưởng của mình, nhà lãnh đạo cần chiếm được lòng tin của nhân viên bằng việc đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của bản thân, đặt nhu cầu của nhân viên lên trên nhu cầu của lãnh đạo. Để làm được điều này lãnh đạo cần thấu hiểu, quan tâm nhân viên. Đồng thời phải khẳng định được năng lực cũng như phẩm chất của mình để gây dựng lòng tin trong nhân viên.
Cuối cùng, để duy trì và củng cố uy tín lãnh đạo, tầm ảnh hưởng của mình nhà lãnh đạo cần phải nhất quán trong hành xử, luôn tuân thủ những chuẩn mực đạo đức. Cách hành xử của lãnh đạo chính là cái quyết định niềm tin tưởng và tự hào nhân viên về tổ chức cũng như về bản thân lãnh đạo.
3.1.3. Thường xuyên khuyến khích, động viên tinh thần và quan tâm đến nhân viên
Người lãnh đạo cần đem lại tinh thần làm việc cao độ cho nhân viên. Việc khuyến khích, động viên tinh thần nhân viên là một việc làm cần thiết giúp khích lệ nhân viên có động lực làm việc. Lãnh đạo cần biết đưa ra những lời khen đúng lúc, biết cách khuyến khích nhân viên làm việc, đồng thời có những biện pháp khen thưởng động viên nhân viên.
Nhà lãnh đạo cần quan tâm nhân viên như một cá nhân, luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên, cởi mở và thẳng thắn chia sẻ với nhân viên để thấu hiểu họ, giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp. Chính mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên sẽ làm gương trong cách cư xử của nhân viên trong công ty. Góp phần làm đẹp VHDN.