2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Fedeli và Forte (1999) [4] nêu lên vấn đề là chính thức cung cấp hỗ trợ lý thuyết đến hành vi trốn thuế cùng với việc trốn thuế thu nhập. Mô hình của họ liên quan đến bốn đại lý: nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng cuối cùng. Nếu thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng cuối cùng có động cơ để trốn thuế GTGT vì điều này sẽ làm giảm thu nhập của họ trong việc mua được cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù không thể thấy được ở khâu đầu tiên tại sao các công ty và các cửa hàng, người tính thuế GTGT cho
14
khách hàng của họ, đang tham gia vào trốn thuế GTGT, các nhà kinh doanh hàng đầu là những chuỗi trốn thuế. Hoặc để tối đa hóa lợi nhuận của mình những thương nhân sẵn sàng chấp nhận ghi lượng hàng mua trên hóa đơn thấp hơn lượng hàng thực tế nhằm chiếm đoạt tiền thuế.
Theo quan điểm của Tait (1988): [5]
Thuế GTGT cũng như các loại thuế khác cũng có những hành vi trốn thuế, các hành vi đó thể hiện như sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp không đãng ký thuế GTGT vì nếu như các doanh nghiệp đăng ký thuế GTGT khi doanh thu hàng năm của họ vượt quá ngưỡng chịu thuế theo quy định của chính phủ thì họ phải nộp thuế GTGT, do vậy nếu các doanh nghiệp không đăng ký thuế GTGT thì họ không phải nộp thuế khi doanh thu vượt ngưỡng chịu thuế khi đó Chính phủ thất thu thuế.
Thứ hai hoàn thuế, các doanh nghiệp đều có thể nhận lại tiền thuế GTGT đã nộp ở các giai đoạn trước đó và đây là một trong những cách đơn giản để tránh thuế GTGT.
Thứ ba, Bỏ ngoài sổ sách kế toán, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Vì vậy, rất khó có thể xác định được sổ thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế.
Thứ tư, mua tiền mặt không xuất hóa đơn, giao dịch hàng đổi hàng. Đây là hành vi trốn thuế GTGT phổ biến chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Thứ năm, thu thuế GTGT nhưng không nộp cho cơ quan thuế, đây là loại trốn thuế GTGT đặc biệt phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng, nơi thương nhân nhỏ thu thuế GTGT từ các khách hàng của họ, nhưng mất đi trước khi nộp cho cơ quan thuế.
Thứ sáu, tạo giao dịch bán hàng giả mạo, mục tiêu của thụ đoạn này là chiếm đoạt tiền thuế thông qua hoàn thuế, cụ thể là xuất khẩu khống, sau khi làm thủ tục
15
xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại nội địa không qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập.
Thứ bảy, hàng hóa nhập khẩu bất hợp pháp và bán hàng có tính đầy đủ thuế GTGT. Với hành vi này các doanh nghiệp được hưởng lợi không chỉ từ việc bán hàng bất hợp, mà họ còn hưởng lợi từ thuế GTGT mà họ thu được từ khách hàng của họ, vì họ không phải nộp thuế GTGT.
2.4.2 Các nghiên cứu ở trong nước
❖ Theo thống kê DN vừa và nhỏ hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra 45-50% khối lượng hàng tiêu dùng, 30% kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho 51% lực lượng lao động. công tác cải cách hành chính thuế rất được chú trọng nhằm tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, số lượng DN thành lập mới tăng đáng kể, doanh nghiệp được hỗ trợ thủ tục và điều kiện đăng kí kinh doanh dễ dàng hơn. Từ đầu năm 2015 đến tháng 9 năm 2015 có 22.557 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, tăng 30,6% về số lượng DN. Trong đó 9.084 DN đăng ký thành công và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo chương trình phục vụ đăng kí doanh nghiệp tại nhà. Tuy nhiên thông qua việc cởi mở trong công tác kê khai thuế, đăng ký thuế, DN có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế, hành vi gian lận thuế và mức độ gian lận từ đó cũng có xu hướng gia tăng.
Về phía cơ quan quản lí thuế đang nỗ lực hạn chế tình trạng gian lận thuế, từ đó có giải pháp, cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. Việc tăng cường giám sát kê khai thuế được cho là một trong những giải pháp để hạn chế gian lận thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế trong mô hình quản lí thuế hiện đại. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó, việc xây dựng “chiến lược tuân thủ tự nguyện” đang được đặt ra như một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lí thuế hiện đại- mô hình quản lí tuân thủ. Đây là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan thừa hành trong
16
lĩnh vực thuế và hải quan cũng như cộng đồng DN và người dân. Để thu thuế, DN tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, nộp tiền thuế theo đúng thời hạn và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai nộp thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của DN trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu gian lận thuế. Một số nguyên nhân gian lận: DN vừa và nhỏ ít chú trọng đến việc trang bị kiến thức kế toán, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế cơ chế tiền mặt, Mức phạt so với lợi nhuận đạt được từ gian lận thuế còn thấp, Phương tiện kỹ thuật hỗ trợ kiểm soát thông tin còn hạn chế. Một bộ phận khá lớn công chúng chưa có thói quen đề nghị xuất hoá đơn khi mua hàng hóa dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao theo Phạm Tiểu Vy (2016). [19]
❖ Bài viết nghiên cứu thực trạng hành vi gian lận và các biện pháp kiểm soát gian lận đã được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS đối với 274 phiếu khảo sát từ các kiểm toán viên nội bộ, kế toán trưởng, kế toán viên và trưởng phó bộ phận trong các doanh nghiệp, kết quả cho thấy ít nhất 25% số người khảo sát đánh giá hành vi gian lận trong các doanh nghiệp là phổ biến hoặc rất phổ biến; trong đó thường gặp nhất là gian lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng với bên thứ ba và gian lận báo cáo tài chính (BCTC) theo hướng điều hoà lợi nhuận tài sản. Đồng thời các doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp kiểm soát như thiết lập qui định về hành vi đạo đức, sàng lọc nhân sự trước khi tuyển dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc kiểm soát hành vi gian lận từ các nhà quản lý cũng như thiết lập các đường dây nóng để báo cáo các hành vi gian lận theo Lê Thị Thu Hà (2019). [8]
❖ Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 xác định, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và áp dụng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Theo đó, việc ứng dụng CNTT sẽ làm giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho người nộp thuế (NNT); tự động hoá ít nhất 90% khối lượng công việc trong tất cả các chức năng quản lý thuế đối với cơ quan thuế; Đồng thời, giúp loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc giữa NNT với cơ quan thuế. Thực hiện nhiệm vụ đó, trong
17
những năm qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả thiết thực. Cụ thể:
Thứ nhất, ngành Thuế ứng dụng CNTT vào hoạt động tuyên truyền thuế. Thứ hai, ngành Thuế đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp giữa mã số
Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế tại bộ phận “một cửa” đã giảm đáng kể thủ tục và thời gian kê khai cho NNT.
Thứ ba, đã triển khai ứng dụng CNTT vào kê khai thuế trên cơ sở sử dụng
công nghệ mã vạch hai chiều nhằm hỗ trợ người nộp thuế kê khai thuế nhanh chóng và chính xác.
Thứ tư, ứng dụng CNTT trong trao đổi thông tin giữa ngành Thuế với hệ
thống Kho bạc, Hải quan, Tài chính và Ngân hàng đã hỗ trợ cho NNT giảm thủ tục và thời gian nộp thuế.
Thứ năm, ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ tra cứu nghĩa vụ kê khai, nộp
thuế, số thuế còn phải nộp của NNT có tính ứng dụng cao, hỗ trợ NNT khi cần tra cứu các thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo Vương Thị Thu Hiền (2014). [9]
❖ Ngày 28/10/2015, Tổng cục Thuế công bố Quyết định thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Thanh tra Tổng cục Thuế và Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục Thuế tỉnh: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Để giảm thiểu thất thu thuế, gian lận thuế qua hoạt động chuyển giá, bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá, kiểm soát thông tin giao dịch liên kết, ngành Thuế sẽ tập trung quản lý lĩnh vực thương mại điện tử.
Các hành vi gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng đã làm giảm số thu về thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, tác động lớn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Việc thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Thanh tra Tổng cục Thuế, với các nhiệm vụ cụ thể được giao theo Quyết định 1575/QĐ-TCT
18
ngày 1/9/2015, Tổng cục Thuế tin tưởng sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong công tác quản lý giá chuyển nhượng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng qua đó hạn chế tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước.
Để quản lý thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng, năm 2012, Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ Quản lý giá chuyển nhượng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm với 4 nhiệm vụ chính: Thứ nhất là nghiên cứu các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; Thứ hai là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; Thứ ba là xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá, tài liệu hướng dẫn thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá; Thứ tư là thực hiện đào tạo, tập huấn kỹ năng cho công chức trong các đơn vị ngành Thuế theo Ban Mai (2015). [10]
2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
• Động cơ hay áp lực
Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Bất cứ cá nhân nào cũng có nhu cầu về sinh học, nhu cầu tâm lý. Một nhu cầu trở thành động cơ khi nó tăng lên một mức đủ mạnh. Động cơ hay có thể hiểu là sự thôi thúc nhu cầu đã trở thành cần thiết đến mức độ bắt buộc con người phải tìm cách hay phương thức nào đó để thỏa mãn nhu cầu đó. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng bên trong cá nhân phải chịu đựng.
Theo Donald R. Cressey (1987) cho rằng khởi nguồn của việc thực hiện gian lận là do người thực hiện có những động cơ hay chịu những áp lực trong cuộc sống. Các áp lực có thể bắt nguồn từ những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như: những tổn thất về tài chính, sự thiếu hụt tiền bạc, các khoản nợ cá nhân vượt quá tầm kiểm soát; gia đình có người ốm nặng dẫn đến các áp lực về tinh thần, tài chính. Các áp lực này có thể xuất phát từ những nhu cầu nói chung và nhu cầu lợi ích của bản thân nói riêng.
19
độ hoàn thành chỉ tiêu tài chính của công ty hay để đạt được một quyền lực, một sự thăng tiến nào đó trong công việc và một sự giàu sang thay vì chăm chỉ làm việc bằng sự nổ lực của bản thân thì họ lại suy nghĩ bản thân phải tìm mọi cách để thỏa mãn ngay lập tức nhu cầu của mình bằng bất cứ hành vi nào kể cả hành vi gian lận.
Yếu tố động cơ (áp lực) là yếu tố bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, việc làm, vị trí công tác và mối quan hệ giữa nhân viên kế toán với chủ doanh nghiệp. Theo đó, khởi nguồn của hành vi gian lận thường do những áp lực trong vấn đề tài chính hay áp lực phải đạt được các mục tiêu kế hoạch buộc cá nhân, những người thuộc bộ phận quản lý DN nói chung phải thực hiện hành vi gian lận để mang lại lợi ích cho bản thân hay nhằm duy trì vị trí công việc của mình. Mức độ nghiêm trọng của hành vi đó lại phụ thuộc vào vị trí của người đó trong tổ chức, thông thường những người ở vị trí cao cấp thì hành vi gian lận thường gây ra những tổn thất lớn.
Cơ hội
Cơ hội là cánh cửa để cá nhân thực hiện hành vi gian lận. Một khi đã có những áp lực hay động cơ thúc đẩy mà không có hoạt động kiểm soát hoặc hệ thống kiểm soát kém hiệu quả thì lúc đó cơ hội đã đến, khi đó ắt hẳn hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Do hoạt động kiểm soát kém hiệu quả nên không thể thiết lập các thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận hay nó làm cho các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu làm tăng cơ hội cho gian lận xảy ra.
Theo Donald R. Cressey (1987) cho rằng có hai yếu tố để tạo ra cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ thuật để thực hiện. Donald R. Cressey (1987) cũng khẳng định, hành vi gian lận của con người còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ hội. Một người khi đã có động cơ, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến. Nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn nhưng hoạt động kiểm soát không hữu hiệu, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề ở đây là với một người đã sẵn có động cơ và cơ hội thì họ sẽ hành động như thế nào trong thực tế? Nghiên cứu của Donald R. Cressey (1987) cho thấy hành động của người đó chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống lúc ấy. Khi họ
20
nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như kẽ hở luật pháp, sự lỏng lẻo trong quản lý và bản thân có kỹ thuật để thực hiện gian lận thì cá nhân ấy sẽ tiến hành hành vi gian lận.
Khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận của con người
Khả năng hợp lý hóa hành vi: Hợp lý hóa luôn là một thành phần quan trọng