Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 47 - 49)

Sau khi sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo, tiếp theo thang đo phải được đánh giá hai giá trị quan trọng là giá trị hội tụ (convergent validity) và giá trị phân biệt (discriminant validity). Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định và đánh giá hai giá trị này.

Với giá trị hội tụ, các biến quan sát có cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố và trong ma trận xoay, các biến này sẽ nằm chung một cột. Với giá trị phân biệt,

34

các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến quan sát ở nhân tố khác. Khi biểu diễn trong ma trận xoay, từng nhóm biến sẽ tách thành từng cột riêng biệt.

Phương pháp phân tích EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 378).

Để xác định sự phù hợp khi sử dụng phương pháp phân tích EFA, người ta thường tiến hành kiểm định các tiêu chí:

- Kiểm định Bartlett’s (Bartlett's Test of Sphericity): dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I (indentify matrix) hay không. Kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 0,05. Điều này chứng tỏ các biến quan sát tương quan nhau trong tổng thể (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 413).

- Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy): là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa các biến đo lường với độ lớn của hệ số tương quan từng phần của chúng. Hệ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA, hệ số KMO phải lớn hơn 0,5. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,90: rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: được; KMO ≥ 0,60: tạm được; KMO ≥ 0,50: xấu và KMO < 0,50: không thể chấp nhận được. Trong thực tế, với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý thống kê SPSS, chúng ta có thể nhìn vào kết quả trọng số nhân tố và phương sai trích đạt yêu cầu thì vấn đề kiểm định Bartlett’s, KMO không còn ý nghĩa nữa vì chúng luôn luôn đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 414).

- Tiêu chí Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) là tiêu chí được sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có Eigenvalues tối thiểu bằng 1 (≥ 1) (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 410).

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) còn gọi là trọng số nhân tố, λi >=0,5 là chấp nhận. Nếu λi < 0,5 chúng ta có thể xóa biến Xi vì nó thật sự không đo lường khái niệm ta cần đo. Tuy nhiên việc loại bỏ cần chú ý giá trị nội dung của biến đó

35

đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường. Nếu mẫu lớn cũng có thể chấp nhận λi > 0,4. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố > 0,3 để tạo giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 420).

- Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Extraction) thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung lớn hơn phần riêng và sai số từ 60% trở lên là tốt. Khi hai điều kiện này được thỏa, có thể kết luận mô hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 420).

Trong phân tích EFA, có nhiều phép trích nhân tố (Grorsuch 1983, trích bởi Nguyễn Đình Thọ 2013, trang 408). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components và trong mô hình thành phần chính PCA sử dụng phép quay Varimax (phép quay vuông góc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)