Phân tích tương quan, hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 49)

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan, hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) là chỉ số để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Giá trị r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính, chưa hẳn 2 biến không có mối liên hệ và r cao đôi khi thực ra chẳng có quan hệ gì. Có tương quan chưa hẳn có quan hệ nhân quả. Hệ số tương quan là thước đo mang tính đối xứng (Hoàng Trọng và Chung Nguyễn Mộng Ngọc 2008, tập 1, trang 197). Trước hết, tác giả xem xét hệ số tương quan giữa sự gắn bó của nhân viên với các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó.

Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của biến phụ thuộc vào biến độc lập với ý tưởng ước lượng hoặc dự đoán giá trị trung bình tổng thể của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước của các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chung Nguyễn Mộng Ngọc 2008, tập 1, trang 204).

Tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường OLS (Ordinal Least Squares) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc: sự gắn bó của người lao động và các biến độc lập: (1)

36

Thu nhập; (2) Khen thưởng và phúc lợi; (3) Môi trường làm việc; (4) Đồng nghiệp; (5) Người quản lý; (6) Cơ hội thăng tiến; (7) Văn hóa tổ chức.

Phương trình HQ tổng thể có dạng: Ŷi = β0 + β1X1i + β2X2i + … βkXki + εi Trong đó:

- Ŷi: là giá trị dự báo. - Β0: là tung độ gốc.

- Βk: hệ số độ dốc của Ŷi theo biến Xk giữ nguyên các biến X1, X2, …Xk-1 không đổi.

- εi là thành phần ngẫu nhiên (yếu tố nhiễu)

Việc xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy được thực hiện qua các bước: Bước 1: lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy, tác giả sử dụng phương pháp Enter, phần mềm SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt.

Bước 2: đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R Square). Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào mô hình, mặc dù không phải mô hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội.

Bước 3: kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập. Nếu trị thống kê F có Sig < 0,0 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Bước 4: xác định các hệ số của phương trình hồi quy, đó là các hệ số hồi quy riêng phần βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau là không có ý nghĩa. Do đó, để so sánh các hệ số hồi quy với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến

37

độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta.

Bước 5: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy

Mô hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần phải dò tìm các vi phạm giả định cần thiết sau đây:

- Liên hệ tuyến tính: Công cụ để kiểm tra là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value).

- Phương sai của sai số không đổi: Vẽ đồ thị phần dư theo giá trị ước lượng ŷ từ mô hình hồi quy và quan sát xem có hiện tượng phương sai thay đổi không. Nếu các điểm phân tán trên đồ thị cho không thấy có mối liên hệ nào giữa phần dư và giá trị ŷ có thể kết luận hiện tượng phương sai thay đổi không xảy ra

- Phân phối chuẩn của phần dư: Công cụ để kiểm tra là đồ thị tần số Histogram hoặc đồ thị tần số P-P plot.

- Tính độc lập của các sai số (không có tương quan giữa các phần dư): Công cụ để kiểm tra là đại lượng thống kê d (Durbin - Watson) hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa.

- Không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến): Công cụ để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008), quy tắc chung là VIF>10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo (Nguyễn Đình Thọ 2013), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu thang đo, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

38

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan về Chi cục Thuế huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

4.1.1. Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Tân Hưng - tỉnh Long An

Chi cục Thuế huyện Tân Hưng có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Đội Kê khai – KTT – Tin học & QLN

- Đội Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ - Trước bạ và thu khác). - Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).

- Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Chi cục Thuế huyện Tân Hưng

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Tân Hưng)

4.1.2 Thực trạng quản lý thuế tại huyện Tân Hưng - tỉnh Long An

Chi cục thuế huyện Tân Hưng là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Long An, trong giai đoạn từ năm 2015- 2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Đội Kiểm tra thuế Đội Kê khai – KTT – Tin học & QLN Đội thuế xã, thị trấn Đội Nghiệp vụ - DT - TT- HT- Trước bạ và Thu khác

39

hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đảm bảo thu đúng và thu đủ, cụ thể: Năm 2015 đạt 114.7 %, năm 2016 đạt 139,1 %, năm 2017 đạt 101.3 %, năm 2018 đạt 102.3%.

Bảng 4.1 Kết quả thu NSNN từ năm 2015-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dự toán pháp lệnh Dự toán phấn đấu Tổng thu Dự toán huyện Dự toán phấn đấu 2015 5.350 5.350 6.138 114,7 114,7 2016 5.500 5.900 7.648 139,1 129,6 2017 7.800 7.800 7.900 101,3 101,3 2018 8.800 8.800 9.000 102,3 102,3 Cộng 27.450 27.850 30.686 457,4 447.9

(Nguồn báo cáo tổng kết thu NSNN từ năm 2015 đến năm 2018 của Chi cục Thuế huyện Tân Hưng)

Bảng 4.2 Số lượt chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2015 - 2018

Năm Số hồ sơ chuyển nhượng

2015 4.128

2016 6.042

2017 6.595

2018 7.196

40

Đạt được kết quả thu nêu trên là do trong năm Chi cục Thuế đã bám sát các mục tiêu đề ra ngay từ đầu năm và thực hiện triệt để Nghị quyết số 63/NQ-HD ngày 19/12/2014 của HĐND huyện cũng như các chỉ đạo thường xuyên liên tục từ Cục thuế, huyện ủy, UBND huyện. Đồng thời, Chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường việc kiểm soát và khai thác nguồn thu, chú trọng việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người nộp thuế gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, cụ thể qua các công việc triển khai:

Tăng cường công tác tham mưu, đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn, làm rõ những khoản thu còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng, đề ra giải pháp cụ thể để kiến nghị với UBND huyện chỉ đạo các ngành, các phối hợp cấp thực hiện; tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác tăng thu đối với các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh vận tải, xây dựng dân dụng và thu phí, lệ phí.

Chú trọng công tác quản lý kê khai, kế toán thuế: Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa tình hình thực tế với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế đảm bảo kiểm soát, nắm bắt, theo dõi và quản lý thuế kịp thời. Triển khai tích cực nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế: xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế. Chi cục thuế tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Hàng tháng xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng khoản thu, sắc thuế trên từng địa bàn; Đồng thời, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả để đạt được chỉ tiêu: Đối với các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày, thực hiện đôn đốc thu nộp bằng các biện pháp gọi điện thoại, ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN của Quy trình quản lý nợ thuế; Đối với các khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định, đặc biệt đối với tổ chức cá nhân cố tình chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như: Kho bạc

41

nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp, để thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi đối với người nợ thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày và đã hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là những nội dung về cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Rà soát, lược bỏ các hình thức tuyên truyền lạc hậu, không hiệu quả bằng các hình thức tuyên truyền hiện đại, dễ tiếp cận và mang lại hiệu quả cao.

Hàng năm Chi cục thuế đều làm tốt công tác khen thưởng cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế và có số thuế nộp cao cho ngân sách; Trong năm Chi cục thuế đã tổ chức Hội nghị tuyên dương người nộp thuế cho 11 tổ chức và cá nhân.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra chống thất thu ngân sách qua công tác kiểm tra các khoản thu từ đất, quyết toán thuế đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế, nhằm hạn chế các doanh nghiệp lợi dụng các chính sách ưu đãi để trốn thuế, nợ thuế; Chi cục thuế thuế đã kiểm tra được 10 doanh nghiệp; kiến nghị xử lý thu vào NSNN là 486 triệu đồng; giảm khấu trừ là 35 triệu đồng; giảm lỗ là 132 triệu đồng; đã đôn đốc nộp vào ngân sách là 424 triệu đồng, đạt 87% so với số truy thu.

4.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi đánh giá cho điểm theo thang điểm 5 được gửi trực tiếp cho các cán bộ, nhân viên làm việc tại Chi cục thuế huyện Tân Hưng. Số bảng câu hỏi được gửi đi khảo sát tổng cộng là 180 bảng, thu về hợp lệ 180 bảng sạch, đạt tỷ lệ 100%. Bảng 4.1, 4.2, 4.3 đồ thị 4.1, 4.2, 4.3 dưới đây sẽ mô tả những thông tin đặc tính của mẫu khảo sát. Các đối tượng trả lời liên quan đến nghiên cứu dựa trên thống kê tần suất và phần trăm, các biến nhân khẩu sử dụng trong nghiên cứu là giới tính, trình độ học vấn và đối tượng phỏng vấn.

Theo đó, có 60% (108 người) đối tượng trả lời là nam và 40% (72 người) là nữ. Trong 180 người trả lời các câu hỏi hợp lệ về trình độ 17.6% có trình độ từ

42

THCS trở xuống (30 người), 42.2% có trình độ từ THPT (76 người), 32.2% có trình độ ĐH (58 người) và 8.9% có trình độ sau ĐH (16 người).

Về đối tượng trả lời phỏng vấn, có 23 người là môi giới chuyên nghiệp (12.8%), 51 người là công chức có tham gia môi giới về đất đai (28.3%) và đối tượng khác là 106 chiếm 58%.

Bảng 4.3: Bảng tần số theo giới tính

GIOITINH

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid 1 NAM 108 60.0 60.0 60.0 2 NỮ 72 40.0 40.0 100.0 Total 180 100.0 100.0 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20) Bảng 4.4: Bảng tần số theo trình độ học vấn TRINHDOHOCVAN

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid 1 Từ THCS trở xuống 30 16.7 16.7 16.7 2 THPT 76 42.2 42.2 58.9 3 CĐ và ĐH 58 32.2 32.2 91.1 4 Sau ĐH 16 8.9 8.9 100.0 Total 180 100.0 100.0 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.5: Bảng tần số theo đối tượng phỏng vấn

ĐOITUONGPHONGVAN

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid 1 Môi giới 23 12.8 12.8 12.8 2 Công chức đất đai 51 28.3 28.3 41.1 3 Khác 106 58.9 58.9 100.0 Total 180 100.0 100.0 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20) Đồ thị 4.1 Giới tính

43

(Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Đồ thị 4.2 Trình độ học vấn

44

Đồ thị 4.3 Đối tượng phỏng vấn

(Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

4.3 Đánh giá kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha sơ bộ * Biến độc lập

Kết quả sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và xem xét những điều kiện chấp nhận và không chấp nhận (độ tin cậy), thang đo các biến (1) Cơ hội, (2) Hợp lý hóa hành vi, (3) Động cơ được đo lường bằng 15 biến quan sát cho 3 thành phần. Sau khi phân tích kết quả là độ tin cậy Cronbach’s Alpha phần lớn các hệ số Cronbach’s Alpha đều trong ngưỡng được chấp nhận ( từ 0.6-0.95) và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu là >=0.3 các thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết so với ban đầu. Tuy nhiên có 2 quan sát là HL5 và DC6 có hệ số tương quan biến tổng <0.3 (0.222 và 0.266) nên loại 2 quan sát này (chi tiết xem phụ lục 3).

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha biến CH

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .788 4 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

45

Bảng 4.7 Hệ số tương quan biến-Tổng biến CH

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CH1 10.53 5.892 .471 .795 CH2 10.37 4.797 .700 .679 CH3 10.44 5.238 .682 .694 CH4 10.62 5.429 .545 .762 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha biến HL(1)

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .819 5 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.9 Hệ số tương quan biến-Tổng biến HL(1)

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HL1 10.78 9.208 .676 .768 HL2 10.31 8.284 .726 .747 HL3 10.32 8.086 .780 .730 HL4 10.51 8.298 .731 .746 HL5 10.48 10.926 .222 .892 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha biến HL (2)

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .892 4 (Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.11 Hệ số tương quan biến-Tổng biến HL (2)

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HL1 8.16 7.009 .715 .879

46

HL4 7.89 6.235 .760 .861

(Nguồn: Xử lý từ SPSS 20)

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha biến DC (1)

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)