Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 36 - 40)

2.5.2.1. Cơ hội gian lận

Theo quan điểm của Donald R. Cressey (1987): Hành vi gian lận của con người còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ hội. Một người khi đã có động cơ, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến. Nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn những hoạt động

23

kiểm soát không hữu hiệu, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều tất nhiên không thể tránh khỏi, vấn đề ở đây là với một người đã sẵn có động cơ và cơ hội thì họ sẽ hành động như thế nào trong thực tế? Hành động của người đó chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống lúc ấy. Khi họ nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như kẽ hở luật pháp, chính sách thuế, các văn bản hướng dẫn thuế không rõ ràng, có nhiều cách hiểu, sự lỏng lẻo trong quản lý và bản thân có kỹ thuật để thực hiện gian lận thì cá nhân ấy sẽ tiến hành hành vi gian lận.

Theo quan điểm của Donald R. Cressey (1987) nêu lên áp lực hay động cơ gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như do khó khăn về tài chính, do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê. Từ cơ sở trên tác giả đưa ra giả thuyết.

Theo quan điểm của Donald R. Cressey (1987): Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Từ cơ sở trên tác giả đưa ra giả thuyết.

Giả thuyết H1: Cơ hội có tác động dương (+) và cùng chiều lên Hành vi gian lận thuế.

2.5.2.2. Hợp lý hóa hành vi gian lận

Ngoài hai yếu tố nêu trên thì yếu tố hợp lý hóa hành vi gian lận cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để một người gian lận hoàn thành các hành vi gian lận của mình. Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi bản thân người thực hiện cân nhắc và nhận thấy rằng họ có đủ khả năng biện minh cho hành vi của mình. Khả năng che giấu gian lận này bị chi phối khá nhiều bởi tư duy về cách ứng xử hay nhân cách của con người. Mỗi con người đều có cá tính riêng ảnh hưởng đến khả năng hợp lý hóa hành vi của mình, nếu bản thân họ xem chuyện lừa gạt là bình thường thì họ có xu hướng thực hiện hành vi này. Ngược lại, nếu một người với bản tính trung thực và liêm chính thì dù họ chịu những áp lực và có cơ hội nhưng họ vẫn không thực hiện gian lận.

Theo quan điểm của Donald R. Cressey (1987):

24

khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng vẫn không thực hiện gian lận và ngược lại. Từ cơ sở trên tác giả đưa ra giả thuyết.

Giả thuyết H2: Khả năng hợp lý hóa hành vi có tác động dương (+) và cùng chiều lên Hành vi gian lận thuế.

2.5.2.3. Động cơ gian lận

Theo quan điểm của Donald R. Cressey (1987): Yếu tố động cơ gian lận thuế TNCN là yếu tố bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, việc làm, địa vị trong xã hội và mối quan hệ giữa nhân viên quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai. Theo đó, khởi nguồn của hành vi gian lận thường do những áp lực trong vấn đề tài chính hay áp lực từ các mối quan hệ xã hội buộc cá nhân, những người người có chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện hành vi gian lận để mang lại lợi ích cho bản thân hay nhằm duy trì cuộc sống của mình, hoặc để giảm thiểu chi phí trong giao dịch. Mức độ nghiêm trọng của hành vi ấy thì lại phụ thuộc vào vị trí của người đó trong xã hội, trong cơ quan nhà nước thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thông thường những người ở vị trí càng cao thì hành vi gian lận thường gây ra những tổn thất càng lớn.

Giả thuyết H3: Động cơ có tác động dương (+) lên hành vi gian lận thuế. TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình lý thuyết về hành vi gian lận thuế, các hành vi gian lận thuế TNCN thường gặp, và kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước và căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 03 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân gồm: (1) Cơ hội gian lận; (2) Động cơ gian lận; (3) Hợp lý hóa hành vi gian lận; đồng thời tác giả đưa ra 03 giả thuyết ban đầu. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu.

25

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2, tác giả đã trình bày và giới thiệu về cơ sở lý thuyết gồm các khái niệm và mô hình nghiên cứu của đề tài. Trong chương 3 này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và kỹ thuật xử lý số liệu.

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính. Nghiên cứu định tính được thiết kế với kỹ thuật phỏng vấn sâu để khám phá, thăm dò, điều chỉnh mô hình, thang đo để phù hợp với điều kiện tại huyện Tân Hưng, các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức với các đối tượng khảo sát là người dân có giao dịch thuế tại huyện Tân Hưng. Bốn nội dung chính được thực hiện trong nghiên cứu này là:

(1) Phân tích thống kê mô tả.

(2) Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Dạng nghiên cứu

Phương pháp Kỹ thuật sử dụng Thời gian Địa

điểm

Sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên

sâu kết hợp với nghiên cứu tại địa

bàn

01/2020 Tân

Hưng

Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực

tiếp bằng câu hỏi 05/2020

Tân Hưng

26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)