• Động cơ hay áp lực
Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Bất cứ cá nhân nào cũng có nhu cầu về sinh học, nhu cầu tâm lý. Một nhu cầu trở thành động cơ khi nó tăng lên một mức đủ mạnh. Động cơ hay có thể hiểu là sự thôi thúc nhu cầu đã trở thành cần thiết đến mức độ bắt buộc con người phải tìm cách hay phương thức nào đó để thỏa mãn nhu cầu đó. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng bên trong cá nhân phải chịu đựng.
Theo Donald R. Cressey (1987) cho rằng khởi nguồn của việc thực hiện gian lận là do người thực hiện có những động cơ hay chịu những áp lực trong cuộc sống. Các áp lực có thể bắt nguồn từ những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như: những tổn thất về tài chính, sự thiếu hụt tiền bạc, các khoản nợ cá nhân vượt quá tầm kiểm soát; gia đình có người ốm nặng dẫn đến các áp lực về tinh thần, tài chính. Các áp lực này có thể xuất phát từ những nhu cầu nói chung và nhu cầu lợi ích của bản thân nói riêng.
19
độ hoàn thành chỉ tiêu tài chính của công ty hay để đạt được một quyền lực, một sự thăng tiến nào đó trong công việc và một sự giàu sang thay vì chăm chỉ làm việc bằng sự nổ lực của bản thân thì họ lại suy nghĩ bản thân phải tìm mọi cách để thỏa mãn ngay lập tức nhu cầu của mình bằng bất cứ hành vi nào kể cả hành vi gian lận.
Yếu tố động cơ (áp lực) là yếu tố bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, việc làm, vị trí công tác và mối quan hệ giữa nhân viên kế toán với chủ doanh nghiệp. Theo đó, khởi nguồn của hành vi gian lận thường do những áp lực trong vấn đề tài chính hay áp lực phải đạt được các mục tiêu kế hoạch buộc cá nhân, những người thuộc bộ phận quản lý DN nói chung phải thực hiện hành vi gian lận để mang lại lợi ích cho bản thân hay nhằm duy trì vị trí công việc của mình. Mức độ nghiêm trọng của hành vi đó lại phụ thuộc vào vị trí của người đó trong tổ chức, thông thường những người ở vị trí cao cấp thì hành vi gian lận thường gây ra những tổn thất lớn.
Cơ hội
Cơ hội là cánh cửa để cá nhân thực hiện hành vi gian lận. Một khi đã có những áp lực hay động cơ thúc đẩy mà không có hoạt động kiểm soát hoặc hệ thống kiểm soát kém hiệu quả thì lúc đó cơ hội đã đến, khi đó ắt hẳn hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Do hoạt động kiểm soát kém hiệu quả nên không thể thiết lập các thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận hay nó làm cho các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu làm tăng cơ hội cho gian lận xảy ra.
Theo Donald R. Cressey (1987) cho rằng có hai yếu tố để tạo ra cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ thuật để thực hiện. Donald R. Cressey (1987) cũng khẳng định, hành vi gian lận của con người còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ hội. Một người khi đã có động cơ, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến. Nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn nhưng hoạt động kiểm soát không hữu hiệu, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề ở đây là với một người đã sẵn có động cơ và cơ hội thì họ sẽ hành động như thế nào trong thực tế? Nghiên cứu của Donald R. Cressey (1987) cho thấy hành động của người đó chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống lúc ấy. Khi họ
20
nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như kẽ hở luật pháp, sự lỏng lẻo trong quản lý và bản thân có kỹ thuật để thực hiện gian lận thì cá nhân ấy sẽ tiến hành hành vi gian lận.
Khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận của con người
Khả năng hợp lý hóa hành vi: Hợp lý hóa luôn là một thành phần quan trọng của hầu hết các gian lận bởi vì hầu hết những người có hành vi gian lận có khả năng biện minh hay có khả năng hợp lý hóa cho hành vi gian lận của mình với những lý do để được chấp nhận là hành động đúng.
Donald R. Cressey (1987), ngoài hai yếu tố động cơ và yếu tố cơ hội thì yếu tố hợp lý hóa hành vi gian lận cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để một người gian lận hoàn thành các hành vi gian lận của mình. Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi bản thân người thực hiện cân nhắc và nhận thấy rằng họ có đủ khả năng biện minh cho hành vi của mình. Khả năng che giấu gian lận này bị chi phối khá nhiều bởi tư duy về cách ứng xử hay nhân cách của con người. Mỗi con người đều có cá tính riêng ảnh hưởng đến khả năng hợp lý hóa hành vi của mình, nếu bản thân xem chuyện lừa gạt là bình thường thì họ có xu hướng thực hiện hành vi này. Ngược lại, nếu một người với bản tính trung thực và liêm chính thì dù họ chịu những áp lực và có cơ hội nhưng họ vẫn không thực hiện gian lận.
Có thể nói rằng, gian lận xuất hiện khi có sự xuất hiện của con người, thế nhưng việc nghiên cứu về gian lận và phát hiện gian lận mới chỉ dừng lại ở một mức độ rất khiêm tốn. Hiện nay, trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về gian lận kinh điển như công trình nghiên cứu Donald R. Cressey (1987), Albrecht và các cộng sự (1980). Trong mỗi mô hình, các nhà nghiên cứu dựa trên những giả thuyết khác nhau để nghiên cứu và đưa ra những kết luận khác nhau về hành vi gian lận của con người. Ở đây, tác giả dựa trên mô hình lý thuyết về tam giác gian lận của Donald R. Cressey (1987) để phát triển mô hình lý thuyết về hành vi gian lận thuế TNCN của những người dân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
21
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi gian lận thuế TNCN đề xuất
Mô hình lý thuyết về hành vi gian lận thuế TNCN gồm ba yếu tố: động cơ gian lận thuế TNCN, cơ hội gian lận thuế TNCN và khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thuế TNCN.
Khởi nguồn của việc thực hiện gian lận thuế TNCN là do người thực hiện có những động cơ hay chịu những áp lực trong cuộc sống và một khi đã có những áp lực hay động cơ thúc đẩy mà không có hoạt động kiểm soát hoặc hệ thống kiểm soát kém hiệu quả thì lúc đó cơ hội đã đến, khi đó ắt hẳn hành vi gian lận thuế sẽ được thực hiện. Do hoạt động kiểm soát kém hiệu quả nên không thể thiết lập các thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận hay nó làm cho các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu làm tăng cơ hội cho gian lận xảy ra. Hành vi gian lận thuế có thể được tiến hành hay không còn tùy thuộc vào cá tính của con người. Đối với những người không trung thực, nó có lẽ là dễ dàng hợp lý hóa gian lận hơn với những người có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, để tiến hành hành vi gian lận họ phải thuyết phục bản thân để bào chữa, biện minh cho hành vi của mình, lúc đầu họ lấy lý do là hành vi gian lận chỉ xảy ra trong ngắn hạn, họ sẽ không để
Hợp lý hóa hành vi Động cơ Hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất Cơ hội X3 X2 X1 Y
22
chuyện này lặp lại, nhưng dần dần điều này sẽ trở nên bình thường hơn. Lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo đức của mình, họ sẽ bị ám ảnh nhưng ở những lần kế tiếp, người thực hiện sẽ không cảm thấy băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn và khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu có động cơ thúc đẩy và cơ hội thuận lợi để họ thực hiện hành vi gian lận đó.
Vì áp lực công việc, điều kiện để tồn tại của cá nhân, sự khó khăn về tài chính hay hệ thống pháp luật về thuế có nhiều cách hiểu nhầm và hướng dẫn chưa rõ ràng...nên các cá nhân sẽ thực hiện mưu đồ gian lận và khi phát sinh mưu đồ, hành vi muốn gian lận thì họ sẽ cân nhắc giữa khả năng bị phát hiện khi thực hiện hành vi gian lận nếu xác suất phát hiện cao thì họ sẽ từ bỏ hành vi gian lận và ngược lại nếu khả năng bị phát hiện thấp, gần như không có thì họ sẽ tiến hành hành vi gian lận của mình.
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, dựa vào các giả thuyết nghiên cứu nêu trên và mục tiêu nghiên cứu tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN có dạng như sau:
Mô hình hồi quy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN: Y=a +β1X1+ β2X2 + β3X3+ e
Biến phụ thuộc (Y): Hành vi gian lận thuế TNCN Các biến độc lập gồm có:
X1 : Yếu tố cơ hội gian lận X2 : Yếu tố động cơ gian lận
X3 : Yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận