Sáng tạo và quá trình sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Sáng tạo và quá trình sáng tạo của học sinh

5 3 2 0 x y A x y            

Do AC vuông góc với BK nên suy ra: nBKuAC (7;2)

 

Phương trình tham số của đường thẳng AC đi qua A  ( 1; 1)có vectơ chỉ phương uAC (7;2) là 1 7 1 2 x t y t         

4. Phát triển vấn đề: Qua quá trình giải quyết bài toán trên để hiểu sâu sắc hơn và nắm được dạng bài toán trên giáo viên tiến hành thêm, bớt và thay đổi dữ kiện để xây dựng bài toán mới: “Cho tam giác ABC có phương trình cạnh AB:

5x3y20 đường cao của đỉnh A và B lần lượt là AI: 4x3y 1 0và BK:

7x2y220. Lập phương trình tổng quát của đường cao CH”

1.1.5. Sáng tạo và quá trình sáng tạo của học sinh

1.1.5.1. Quan niệm về sáng tạo

Theo bách khoa toàn thư: “sáng tạo là hoạt động của con người trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn, nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích và nhu cầu của con người. Sáng tạo là hoạt động có tính đặc trưng không lặp lại, tính độc đáo và duy nhất”.

Theo Nguyễn Cảnh Toàn [24]:“ Người có óc sáng tạo là người có kinh nghiệm về phát hiện và giải quyết vấn đề đặc ra.”

Theo từ điển Tiếng Việt [25]:“Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Hay Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.”

Qua các khái niệm về sáng tạo ta có thể nói gọn: “ Sáng tạo là tìm ra cái mới, có ích, độc đáo.”

Sáng tạo của học sinh là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tình thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có hay cụ thể là dám làm ra một cái mới mẻ, táo bạo, khác thường nhưng rất hiệu quả so với nhận thức của học sinh.

Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học Toán là học sinh học tập tích cực, sáng tạo ra nhiều cách giải quyết trong một vấn đề trong một bài toán theo hướng mới nhanh, chính xác hiệu quả.

Sáng tạo của học sinh còn thể hiện ở việc biến kiến thức của giáo viên dạy thành của chính mình. Sự sáng tạo thể hiện đơn giản ngay như việc trình bày bài làm, trả lời câu hỏi của giáo viên đối với kiến thức mà giáo viên truyền đạt nhưng lại trình bày theo ngôn ngữ của chính mình và bằng ý hiểu của mình.

1.1.5.2. Bốn giai đoạn của quá trình sáng tạo

Theo [26], Quá trình sáng tạo trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1:Giai đoạn chuẩn bị cho công việc ý thức: Là hình thành vấn đề đang giải quyết và giải quyết bằng các cách khác nhau. Ở giai đoạn này có vai trò là huy động các thông tin hữu ích còn tìm ẩn để có thể cho lời giải cần tìm. Cùng với các yếu tố suy luận và trực giác tồn tại và bổ sung cho nhau.

Giai đoạn 2:Giai đoạn ấp ủ: Được bắt đầu khi công việc có ý thức bắt đầu ngừng lại. Công việc tiếp diễn là các hoạt động của tiềm thức.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bừng sáng: Giai đoạn 2 kéo dài đến giai đoạn bừng sáng trực giác là một bước nhảy vọt về chất trong tiến trình nhận thức. Đây là giai đoạn quyết định cho quá trình tìm kiếm lời giải. Sự bừng sáng trực giác này thường xuất hiện đột nhiên không biết trước được và có khi nó xuất hiện sau khi đã có sự dự cảm sẽ biết được kết quả.

Giai đoạn 4: Giai đoạn kiểm chứng: Giai đoạn này cần phải triển khai lập luận chứng minh lôgíc và kiểm tra lời giải nhận được từ trực giác. Giai đoạn này là cần thiết vì tri thức nhận được bằng trực giác chưa chắc chắn vì nó có thể đánh lừa việc tìm kết quả.

Sáng tạo là hoạt động đa dạng và phong phú của con người cho nên ta có thể phân sáng tạo ra thành 2 cấp độ :

Cấp độ một: Là hoạt động cải tạo, cải tiến, đổi mới, nâng cao những cái đã có lên một trình độ cao hơn.

Cấp độ hai: Là hoạt động tạo ra cái mới về chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)