Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 77 - 99)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Phân tích định lượng

Ở cả hai lớp TN và ĐC, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và thu được tổng số 74 bài, trong đó có 37 bài lớp TN và 37 bài của lớp ĐC. Kết quả kiểm tra thu được ở các lớp như sau

Bảng 3.2. Thống kê kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thể hiện qua bảng sau:

Điểm Lớp thử nghiệm 10C10 Lớp đối chứng 10C9 Tần số (n = 37) Tần suất(%) Tần số (n = 37) Tần suất(%) 0 0 0.00 0 0.00 1 0 0.00 1 2.70 2 0 0.00 0 0.00 3 2 5.41 4 10.81 4 2 5.41 4 10.81 5 3 8.11 5 13.51 6 7 18.92 6 16.22 7 7 18.92 6 16.22 8 11 29.73 7 18.92 9 5 13.51 4 10.81 10 0 0.00 0 0.00 Điểm trung bình 6.74 6.05

Dựa vào kết quả từ bảng trên thì kết quả nhận thức của học sinh ở lớp dạy thực nghiệm cho thấy việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh đã làm tăng kết quả học tập của học sinh, khả năng chủ động vận dụng và giải quyết một số vấn đề còn khó khăn trong môn hình học và các em không còn lo lắng. Từ đó, giáo viên có thể chuẩn đoán điểm mạnh, những hạn chế về năng lực nhận thức của học sinh. Đưa ra một số phương án để tăng tính sáng tạo và tích cực cho học sinh nhằm phát triển tư duy và phát triển trí tuệ một cách phù hợp. Đồng thời, giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy đạt hiệu quả cao hơn.

Dựa vào bảng thống kê kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi sử dụng số liệu này phân tích bởi biểu đồ sau:

Hình 3.1. Biểu đồ cột so sánh kết quả điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Hình 3.2. Biểu đồ đường gấp khúc so sánh điểm số giữa hai lớp

0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC - 10C9 TN - 10C10 1 0 4 4 5 6 6 7 4 0 0 0 2 2 3 7 7 11 5 0 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC - 10C9 TN - 10C10

Bảng 3.3 Bảng thống kê kết quả xử lí số liệu thử nghiệm Nội dung Các lớp thử nghiệm Các lớp đối chứng

Điểm trung bình x 6.74 6.05 Phương sai ( 2 X S ) 3,98 4.10 Độ lệch chuẩn () 1.99 2.02 Độ biến thiên (T) 0,05 0,054

Với: Điểm trung bình

n i i i 1 n x x n    ; Phương sai n 2 i i 2 i 1 X n (x x) S n     ;Độ lệch

chuẩn:   S2x ; Độ biến thiên T x  

Trong đó:xi là giá trị thứ i; ni là tần số của giá trị thứ i;

k i i 1 n n  

Từ kết quả xử lí số liệu thống kê toán học trên cho thấy, điểm trung bình của học sinh lớp thử nghiệm cao hơn điểm trung bình của học sinh lớp đối chứng. Độ biến thiên điểm của học sinh lớp thử nghiệm nhỏ hơn độ biến thiên điểm của học sinh lớp đối chứng. Chúng tôi nhận thấy học sinh lớp thử nghiệm hiểu rõ kiến thức cơ bản, các em biết trình bày lời giải rõ ràng có căn cứ trong bài tự luận và tính được kết quả nhanh, chính xác trong bài kiểm tra trắc nghiệm. Điều đó thể hiện tính tích cực của tư duy và thể hiện năng lực hiểu rõ bài học của các em.

Như vậy, khi dạy học theo hướng tích cực và sáng tạo sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh quen với tác phong làm việc độc lập, tự giác, tích cực, hiểu rõ kiến thức từ đó dẫn tới kết quả học tập sẽ cao hơn.

* Những khó khăn, hạn chế rút ra qua thử nghiệm:

Bên cạnh những kết quả tích cực đã nêu trên. Trong quá trình thử nghiệm cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế của phương án đề xuất:

- Việc chuẩn bị bài của giáo viên công phu, mất nhiều thời gian.

- Có những phương án đưa ra đòi hỏi nhiều thời gian, không gian của lớp học cũng bị xáo trộn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức vững vàng, làm chủ

tình huống, linh hoạt trong xử lý để đảm bảo thời gian lên lớp và không làm mất hứng thú của học sinh.

- Khi áp dụng phương pháp dạy học cho học sinh hoạt động nhóm gây nên sự phân hoá trình độ học sinh tương đối rõ nét. Những học sinh khá, giỏi có cơ hội được phát huy năng lực của mình tỏ ra hứng thú, tích cực có sự tiến bộ nhanh. Ngược lại những học sinh học yếu cũng tiến bộ nhưng không rõ nét càng tạo nên khoảng cách lớn so với số học sinh khá, giỏi. Điều này cho thấy những khó khăn tiếp theo khi giáo viên phải làm việc với lớp học có nhiều đối tượng khác nhau về trình độ và nhận thức.

Những kết luận được rút ra từ kết quả thử nghiệm sư phạm :

Qua kết quả của thử nghiệm sư phạm đã nêu trên ta thấy rằng: Nếu áp dụng phương án dạy học tích cực, sáng tạo được xây dựng trong luận văn thì:

- Có khả năng tạo được môi trường học tập thoải mái, tích cực, hứng thú cho học sinh.

- Có khả năng góp phần phát triển tư duy toán học cho học sinh.

- Có khả năng góp phần tạo cơ sở ban đầu giúp các giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp bằng cách áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua thử nghiệm có thể kết luận: Tính khả thi và hiệu quả của phương án dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy học chủ đề “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” của Hình Học 10. Nếu sử dụng các phương án dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo trong dạy học toán được thực hiện liên tục qua từng giai đoạn học tập (mỗi tiết, mỗi chương, từng học kỳ và cả năm học) một cách phù hợp sẽ giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Trình bày những quan niệm, những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

2. Luận văn đã vận dụng các phương pháp dạy học trên vào dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10..

3. Tiến hành thử nghiệm sư phạm theo định hướng áp dụng các phương án dạy học tích cực và sáng tạo trong dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10. Kết quả thử nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được và có tính khả thi.

4. Những nghiên cứu của luận văn đã thu được các kết quả tốt cho phép kết luận rằng: mục đích nghiên cứu của luận văn đã được thực hiện. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và sinh viên các trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm ngành Toán.

5. Luận văn đã đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Toán nói riêng nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao của xã hội.

6. Từ đề tài, ta thấy: Có thể đưa vấn đề áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo vào giảng dạy chương trình toán THPT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Dương Hoàng, Nguyễn Tiến Trung (2017), Đổi mới quá trình dạy học môn Toán thông qua các chuyên đề dạy học, Nxb giáo dục Việt Nam

[2]. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế”.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

[4]. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Phan Thị Luyến (2014), Module THPT 18 Phương pháp dạy học tích cực, http://thuvienso.cdspna.edu.vn

[5]. Lê Thị Hoài Châu (2004), Phương pháp Dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[6]. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Trung học phổ thông, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông.

[7]. Trần Văn Hạo (chủ biên), Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Hình học 10, Nxb giáo dục.

[8]. Nguyễn Dương Hoàng (2009), Bài giảng phương pháp dạy học đại cương môn Toán.

[9]. Đặng Thanh Hưng(2002), “Dạy học hiện đại”, ĐHQG Hà Nội

[10]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.

[11]. Nguyễn Phú Lộc (2015), Phương pháp nghiên cứu trong giáo dục, Nxb Đại học Cần Thơ.

[12]. Nguyễn Phú Lộc (2014), Giáo trình hoạt động dạy và học môn Toán, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[13]. Hoàng Lê Minh (2014), Hợp tác trong dạy học môn toán, Đại học sư phạm, Hà Nội.

[14]. Bùi Văn Nghị (2014), vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Đại học sư phạm, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Thế Thạch (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Quách Tú Chương, Nguyến Trung Hiếu, Đoàn Thế Phiệt, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thị Quý Sửu (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán lớp 10,

Nxb giáo dục Việt Nam.

[16]. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội.

[17]. Đào Tam (chủ biên), Lê Hiển Dương (2009), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán ở trường Đại học và trường phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.

[18]. Nguyễn Thị Tình (2007), Về khái niệm tính tích cực giảng dạy, Tâm lí học. [19]. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Gia

Tường(2002), Quá trình dạy tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Đặng Phúc Thanh – Văn Đức Thảo, Các dạng Toán cơ bản hình học 10, Nxb giáo dục.

[21]. Nguyễn Trọng Tuấn, Rèn luyện giải toán hình học 10, Nxb giáo dục.

[22]. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông,

Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[23]. Thủ Tướng Chính Phủ (2012), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”.

[24]. Nguyễn Cảnh Toàn, Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc dạy học và nghiên cứu toán học, tập 1. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[25]. Viện ngôn ngữ học (2005),Từ điển Tiếng Việt. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [26]. Nguyễn Văn Vũ (2012), Phát huy tính tích cực chủ động và bồi dưỡng tư

duy sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng hệ thống bài tập “Phương trình lượng giác” và hướng dẫn giải bài tập phần trong chương trình Toán THPT, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

Phiếu 1.1. Phiếu câu hỏi khảo sát giáo viên

Kính thưa quý Thầy, Cô!

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Dạy học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh”

Với mong muốn hiểu rõ hơn về dạy học toán hiện nay ở trường THPT, đặc biệt là chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”. Kính mong quý Thầy/Cô vui lòng cho tôi một số thông tin thông qua phiếu thăm dò ý kiến sau đây. Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy (Cô)!

Câu 1: Thầy (Cô) có nhận xét như thế nào về nội dung của chương “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng – Hình học 10” trong chương trình phổ thông với khả năng học tập của học sinh?

A. Dễ B. Phù hợp C. Khó D. Rất khó

Câu 2: Theo quý thầy (cô) việc áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo vào dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng có khả thi không?

Hoàn toàn không khả thi Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Câu 3: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng nội dung của chương:

“phương pháp tọa độ trong mặt phẳng – Hình học 10” trong chương trình phổ thông?

A. Không quan trọng B. Ít quan trọng C. Quan trọng D. Rất quan trọng

Câu 4: Khi dạy học về chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng quý thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) nào sau đây?

PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề PPDH hợp tác

PPDH vấn đáp PPDH thuyết trình

PPDH nghiên cứu trường hợp điển hình

Câu 5: Thầy (Cô) nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh như thế nào?

A. Không quan trọng B. Ít quan trọng C. Quan trọng D. Rất quan trọng

Câu 6: Thầy (Cô) thường tổ chức cho học sinh phát huy tính tích cực và sáng tạo trong quá trình học dưới hình thức nào?

A. Học lý thuyết B. Làm bài tập C. Cả hai hình thức trên

Câu 7: Để học sinh nắm vững được các nội dung khi dạy chương: “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng – Hình học 10” được tốt quý thầy (Cô) thường lưu ý khâu nào cho học sinh?

A. Cho học sinh giải nhiều bài tập

B. Phân loại từng dạng và phương pháp giải

C. Hệ thống lại các kiến thức có liên quan để áp dụng vào giải bài tập

Câu 8: Theo quý thầy (cô) nội dung chủ đề phương pháp toa độ trong mặt phẳng trong sách giáo khoa hình học 10 ban cơ bản có dễ ghi nhớ với HS hay không?

Hoàn toàn không dễ nhớ Không dễ nhớ Dễ nhớ Hoàn toàn dễ nhớ

Câu 9: Quý thầy (cô)có đồng ý với ý kiến cho rằng: việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn các phương pháp dạy học truyền thống hay không?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Câu 10: Những góp ý khác khi dạy học về chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. ... ...

PHỤ LỤC 2:

Phiếu 1.2. Phiếu câu hỏi khảo sát học sinh

Các em học sinh thân mến!

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Dạy học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh”

Với mong muốn đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học, mong các em vui lòng cho tôi xin một số thông tin thông qua phiếu thăm dò ý kiến sau đây. Tôi xin chân thành cám ơn!

Câu 1: Học lực môn toán của em đạt mức độ nào?

A. Giỏi B. Khá C. Trung bình D.Yếu

Câu 2: Trong quá trình học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng bản thân em đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho các câu hỏi mà giáo viên đưa ra

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Câu 3: Trong quá trình học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng các bạn trong lớp em đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Câu 4: Khi học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng em có hứng thú cách tổ chức hình thức học tập theo nhóm mà trong đó các thành viên cùng nhau hợp tác để giải quyết một vấn đề chung mà giáo viên đưa ra.

Câu 5: Phương pháp thảo luận nhóm được giáo viên áp dụng trong các tiết dạy đã giúp em hiểu và nhớ bài kĩ hơn, tự tin ở bản thân nhiều hơn.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Câu 6: Theo em, nội dung chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong sách giáo khoa hình học 10 ban cơ bản là dễ đối với học sinh.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Câu 7: Em có thích tự tìm tòi sáng tạo để tìm thêm cách giải khác các bài toán trong chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 77 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)